5 Lưu Ý Khi Nạp Ga Điều Hòa Ô Tô – Bơm Sạc Ga Máy Lạnh Xe Hơi

5 Lưu Ý Khi Nạp Ga Điều Hòa Ô Tô - Bơm Sạc Ga Máy Lạnh Xe Hơi Uy Tín Garage Thanh Phong Auto Hcm 2024

Bạn đã bao giờ tự hỏi ga điều hòa ô tô được nạp vào như thế nào hay chưa? Việc sạc ga máy lạnh xe hơi có phức tạp không? Hầu như chiếc xe hơi nào có sử dụng hệ thống máy lạnh cũng sẽ cần đến thao tác nạp ga để duy trì hoạt động của hệ thống. bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn lưu ý khi nạp ga điều hòa ô tô – bơm sạc ga máy lạnh xe hơi. Nếu như bạn cũng quan tâm đến vấn đề này, đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Theo như thông tin từ các kỹ thuật viên chia sẻ, quy trình nạp ga cho điều hòa trên ô tô bao gồm rất nhiều bước. Người thực hiện cần phải nắm rõ các bước và có chuyên môn đủ cao để hoàn thiện cách tốt nhất.

Điều hòa trên ô tô và điều hòa máy lạnh dùng trong gia đình có nguyên lý hoạt động không mấy khác biệt. Vì vậy, ga lạnh đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ thống điều hòa ô tô. Khi hệ thống điều hòa hết ga thì máy lạnh vận hành với hiệu quả không cao và làm hao tốn rất nhiều nhiên liệu. Vì vậy, bạn cần phải chú ý quan sát để có thể kịp thời nạp ga cho ô tô để hạn chế việc tiêu hao quá nhiều nhiên liệu.

Ga Điều Hòa Hết Khiến Hệ Thống Sử Dụng Hết Nhiều Nhiên Liệu Hơn Bình Thường
Ga Điều Hòa Hết Khiến Hệ Thống Sử Dụng Hết Nhiều Nhiên Liệu Hơn Bình Thường

5 Lưu Ý Khi Nạp Ga Điều Hòa Ô Tô – Bơm Sạc Ga Máy Lạnh Xe Hơi

1. Xác định hệ thống đã thực sự hết ga hay chưa

Bạn cần lắp ống nạp vào van xả ngay vị trí gần bộ lọc không khí ẩm. Sau đó bạn sẽ kiểm tra xem hệ thống có bị rò rỉ ga lạnh hay không, tiến hành khắc phục trước khi nạp ga lạnh mới.

Vì nếu bạn không khắc phục được tình trạng trên, khi nạp ga vào thì nó cũng se xbij rò rỉ qua hệ thống. Đồng thời làm cho lượng không khí ẩm đi vào khiến việc nạp ga lạnh kém hiệu quả.

+ Đề xuất: Nguyên nhân điều hòa ô tô không lạnh

Bạn cũng nên châm thêm một lượng dầu phù hợp cho máy nén và thay lại thiết bị lọc không khí ẩm để đảm bảo hệ thống điều hòa ô tô có thể hoạt động tốt nhất. Đặc biệt, trước khi nạp ga cho điều hòa ô tô bạn cần dùng đến một chiếc máy hút để đẩy độ ẩm, không khí và ga cũ ra bên ngoài. Khi bạn không hút hết phần ga cũ ra bên ngoài, lúc nạp ga mới vào 2 loại ga trộn vào nhau làm giảm tuổi thọ của hệ thống điều hòa ô tô.

Lưu ý, bạn nên xác định trước vị trí bị rò rỉ ga lạnh của điều hòa bằng cách nạp dung dịch xà phòng vào bên trong đường ống. Khi bạn đã nạp xong, bạn nên quan sát vị trí bong bóng xuất hiện vì đó chính là nơi ga lạnh đang bị rò rỉ. Đồng thời bạn cũng enen kiểm tra xem đường ống dàn nóng có gặp vấn đề gì hay không, máy nén vẫn hoạt động ổn định hay đang trục trặc để đảm bảo quá trình nạp ga diễn ra thuận lợi nhất.

Bạn Cần Xác Định Xem Hệ Thống Đã Hết Ga Hay Chưa
Bạn Cần Xác Định Xem Hệ Thống Đã Hết Ga Hay Chưa

+ Đề xuất: Kỹ thuật kiểm tra điện lạnh ô tô

2. Lắp ống nạp ga vào bình chứa

Nếu bạn không muốn gặp phải tình trạng bình chứa bị thủng, khi lắp ống nạp ga vào mối nối của bình chứa, bạn cần mở van trên bình chứa. Bạn enne mở van áp suất thấp cho đến khi nào nghe thấy tiếng xì của ga lạnh.

Khi đó bạn tiếp tục mở khớp nối để có thể liên kết bộ van áp thấp với phần ống nạp. Khi ga lạnh đi qua ống nạp thì bạn cần siết chặt khớp lại để hạn chế hơi lạnh thoát ra ngoài, đồng thời là để ngăn chặn độ ẩm không khí đi vào ống nạp.

3. Khi nạp ga, bạn cần phải chú ý 2 điều này

  • Nạp ga lạnh cho điều hòa ô tô phía cao áp

Khi động cơ máy lạnh của bạn không hoạt động được nữa, bạn sẽ cần mở van cao áp lên để nạp bình ga vào hệ thống. Bạn cần lưu ý lựa chọn bình ga cho phù hợp với dung tích của hệ thống.

Cần Lựa Chọn Dung Tích Bình Ga Cho Phù Hợp
Cần Lựa Chọn Dung Tích Bình Ga Cho Phù Hợp
  • Nạp ga lạnh cho điều hòa ô tô phía thấp áp

Bạn cần khóa chặt van cao áp và tiến hành bật van thấp áp. Bạn nhớ phải bật thêm công tắc A/C và mở hết công suất của máy lạnh. Lúc này bạn cần sử dụng đồng hồ nạp ga để có thể kiểm soát được áp suất nạp vào.

Lượng khí lạnh được nạp vào hệ thống điều hòa thường sẽ dùng áp suất để hiển thị.

Bạn cần lưu ý nên để bình giữ chất lạnh thẳng đứng để hơi ga có thể dễ dàng vào được hệ thống điều hòa. Đồng thời cũng là để tránh hiện tượng ga lỏng xâm nhập vào hệ thống điều hòa của xe ô tô.

Ngoài ra, bạn đừng để nạp ga quá ngưỡng cho phép để đảm bảo tuổi thọ cho hệ thống máy lạnh của ô tô.

4. Tháo dụng cụ nạp ga

Khi đã nạp đầy ga cho máy lạnh, bạn hãy tắt hết các van khóa lại và nhẹ nhàng tháo các khớp nối của thiết bị nạp trên bình chứa, đồng hồ đo. Bạn cũng nên dành ra chút thời gian để kiểm tra xem có sự rò rỉ ở van cao, van thấp hay không.

Bạn Cần Tháo Các Dụng Cụ Nạp Ga Ra Sau Khi Đã Nạp Xong
Bạn Cần Tháo Các Dụng Cụ Nạp Ga Ra Sau Khi Đã Nạp Xong

+ Đề xuất: Những hư hỏng thường gặp của hệ thống điều hòa ô tô và cách sửa chữa, khắc phục

5. Kiểm tra lại lần cuối

Khi bạn đã nạp ga xong, bạn hãy vận hành xe và thử bật điều hòa để kiểm tra hoạt động của máy lạnh. Trường hợp bạn nạp thiếu ga thì hơi lạnh sẽ không được mạnh như bạn muốn. Hoặc có thể một trong các hệ thống đã bị hư hỏng, trục trặc. Nếu điều hòa mát bình thường tức là bạn đã nạp đủ ga cho hệ thống.

+ Đề xuất: Hướng dẫn sử dụng điều hòa đúng cách

Bạn đang xem bài viết 5 Lưu Ý Khi Nạp Ga Điều Hòa Ô Tô – Bơm Sạc Ga Máy Lạnh Xe Hơi trong chuyên mục Blog Tổng Hợp của Thanh Phong Auto. Mọi ý kiến đánh giá để dịch vụ các bạn có thể để lại bình luận ngay bên dưới bài viết. Đừng quên xem thêm các bài viết hay khác và chia sẻ đến mọi người cùng biết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ LẠI LỜI BÌNH

1 Lời Bình

  • Tôi cần sạc ga cho xe tải



  • Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

    *Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling.

     

    >> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<