Ngoại thất xe luôn là yếu tố quan trọng quyết định không chỉ vẻ ngoài mà còn ảnh hưởng đến giá trị của chiếc ô tô. Theo thời gian sử dụng, lớp sơn dần bị phai màu, trầy xước hoặc bong tróc do các tác nhân môi trường như nắng, mưa hay va chạm. Để khôi phục lại vẻ đẹp ban đầu cũng như làm mới diện mạo cho chiếc xế yêu, dịch vụ sơn dặm toàn thân xe ô tô đã trở nên phổ biến và được nhiều chủ xe lựa chọn.
Quá trình sơn dặm toàn thân xe đòi hỏi sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp từ các xưởng sơn ô tô uy tín. Đầu tiên, xe sẽ được tháo dỡ hoàn toàn các chi tiết ngoại thất như ốp lưới tản nhiệt, ốp cản, gương chiếu hậu, đèn pha,… để tạo ra một thân vỏ hoàn chỉnh. Tiếp đó, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành phun cát hoặc sử dụng hóa chất để loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ.
Sau khi thân xe được làm sạch triệt để, quá trình phun sơn mới sẽ được tiến hành. Tùy theo nhu cầu của chủ xe, có thể lựa chọn cùng màu sơn ban đầu hoặc một màu mới. Sơn ô tô thường được chia làm nhiều lớp như sơn lót, sơn màu chính và lớp sơn phủ bóng. Đặc biệt, với công nghệ phun sơn hiện đại, lớp sơn sẽ được phun đều, mịn và bám dính tốt lên bề mặt kim loại.
Cuối cùng, sau khi lớp sơn mới đã khô hoàn toàn, các chi tiết ngoại thất sẽ được lắp ráp trở lại, đánh bóng toàn bộ thân xe để hoàn thiện quá trình sơn dặm. Với quy trình chuyên nghiệp, chủ xe sẽ sở hữu một chiếc ô tô mới toanh với ngoại hình bắt mắt, tăng thêm niềm tự hào và giá trị khi sử dụng.
Cùng theo dõi quá trình sơn dặm toàn thân xe chi tiết nhất tại Gara Thanh Phong Auto!
Tiếp Nhận Xe
Khi tiếp nhận xe, anh em thợ sơn cần kiểm tra kỹ bề mặt, đánh dấu khu vực cần xử lý bằng bút lông, trao đổi đầy đủ yêu cầu của khách hàng để giải quyết tốt nhất.
Nhiều anh em kỹ thuật sơn hay bỏ qua bước này trong quy trình sơn ô tô. Anh em nhận xe và tự tin làm xe lại như mới. Tuy nhiên, nhiều khách lại có những yêu cầu khác người. Vì vậy, tốt nhất là anh em cần ghi lại tất cả những yêu cầu của khách để giải quyết.
Mài Nhám Chuẩn Bị Bề Mặt
Chuẩn bị bề mặt là công việc cực kì quan trọng trong quy trình sơn ô tô. Nếu bề mặt không được làm sạch và mài nhẵn thì lớp sơn sẽ không thể đẹp. Chuẩn bị bề mặt gồm các bước:
Mài bốc sơn: Sử dụng nhám P80 bóc hết sơn những vùng bị trầy sướt, có tác động của đe búa.
Phá mí và hạ mí: Sử dụng nhám P120 – P180 mài rộng vùng chân mí ít nhất 10mm, tạo độ bám dính cho các bước tiếp theo. Lưu ý, cần chà bề mặt đủ rộng để chuẩn bị cho bã matit.
Vệ sinh bề mặt: Dùng súng khí thổi sạch bề mặt, sau đó dùng xăng lau đều lên bề mặt chi tiết. Như vậy, việc chuẩn bị bề mặt đã xong, chúng ta chuyển sang lớp chống gỉ.
Sơn Chống Gỉ
Khung xe ô tô đa số là kim loại, vì vậy cần một lớp chống gỉ để bảo vệ bề mặt kim loại bị ăn mòn. Quy trình sơn chống gỉ ô tô gồm:
Pha sơn chống gỉ: Dụng cụ pha sơn gồm có cốc pha sơn, que quậy sơn, cân điện tử. Khi pha, anh em cần pha đúng tỉ lệ do nhà cung cấp đưa ra.
Phun sơn chống gỉ: Dùng súng 1,5 mm phun một lớp lên bề mặt chi tiết. Anh em cần đảm bảo không phun lên lớp sơn cũ và phải sơn phủ kín thép.
Sấy sơn chống gỉ: sấy khô khoảng 60 độ C trong 5 phút hoặc để khô tự nhiên từ 20-30 phút.
Vệ sinh bề mặt chi tiết: Xịt xăng, dùng khăn sạch lau đều lại bề mặt để chuẩn bị làm matit.
Làm Bả Matit
Bả matit để điền đầy những khu vực bị thiếu và tạo độ đường nét phù hợp cho bề mặt. Bả mattit gồm các công đoạn sau:
Trộn matit: Trước khi sử dụng, chúng ta cần trộn matit với chất đông cứng. Anh em cần trộn chính xác tỉ lệ theo chỉ định của nhà cung cấp.
Bả matit: Làm matit thường từ 3 đến 4 lớp. Lớp đầu cần bả một lớp mỏng, ép chặt tay để tạo chân bám. Sau đó bả thêm để điền đầy khu vực bị hư hỏng. Lưu ý: không bả lên vùng chưa mài nhám.
Kiểm tra điền đầy matit: dùng thước hoặc tay kiểm tra thật kĩ độ điền đầy của matit. Anh em cần kiểm tra nơi đầy đủ ánh sáng, có thể dùng đèn hoặc ánh sáng mặt trời.
Sấy Matit: dùng đèn hồng ngoại sấy trong thời gian 15 – 20 phút ở nhiệt độ 60 độ C.
Phủ mực phủ: dùng mút xốp đính mực phủ xoa đều trên bề mặt bã matit.
Chà matit (thanh chà): chà nhám P80-P240 trên bề mặt matit, lần nhám tiếp theo mở rộng dần, chà theo nhiều hướng khác nhau. Lưu ý: cần tránh để lại vết xước nhám.
Kiểm tra lại bề mặt: đánh dấu những khu vực bị lỗi để xử lý, sơn lại chống gỉ nếu chà hở thép.
Chà matit (máy quỹ đạo): cần chà nhiều hướng khác nhau, bề mặt máy luôn vuông góc với chi tiết.
Vệ sinh bề mặt chi tiết: dùng súng khí thổi sạch bề mặt chi tiết, xịt xăng, dùng giẻ sạch lau đều bề mặt chi tiết.
Sơn Lót Bề Mặt
Sơn lót bề mặt bước không thể thiếu trong quy trình sơn sửa chữa ô tô. Sơn lót bề mặt giúp chống độ hút của matit, tăng cường độ của màu, giúp nước sơn đẹp và hoàn hảo hơn.
Che chắn chi tiết: lật ngược mí khi che chắn, tránh tạo gờ, khoảng cách che chắn cách khu vực 20-25 cm. Lưu ý: che chắn toàn bộ khu vực không sửa chữa, không dùng giấy báo để che chắn.
Pha sơn lót: pha theo tỉ lệ hướng dẫn của sản phẩm.
Phun sơn lót: Dùng súng 1,5, áp suất khí 1,3 – 1,5 bar, phun 2 đến 3 lượt theo thứ tự nhỏ dần. Mỗi lần sơn cách nhau 3 – 5 phút.
Sấy sơn lót: sấy trong vòng 15 phút ở nhiệt độ khoảng 60 độ C.
Kiểm tra và xử lý lỗ mọt: Dùng mắt quan sát bề mặt chi tiết sơn lót, kết hợp với ánh sáng để tìm ra những lỗi bề mặt. Dùng dao bả ép chặt các khu vực có lỗ mọt.
Phủ mực phủ: Dùng mút xốp đính mực phủ xoa đều trên bề mặt bả matit. Dùng mực để kiểm tra bề mặt thường xuyên.
Chà sơn lót (Thanh chà): Chà nhám P240 chỉ trên bề mặt matit, cấp nhám tiếp theo mở rộng dần, chà theo nhiều hướng khác nhau.
Chà sơn lót (máy quỹ đạo): Xoa nhiều hướng khác nhau, bề mặt máy luôn vuông góc với chi tiết. Nếu chà hở matit, cần sơn lót lại.
Vệ sinh và kiểm tra chi tiết: Dùng súng khí thổi sạch bề mặt chi tiết; Xịt xăng lau, dùng giẻ sạch lau đều trên bề mặt chi tiết.
Phun Màu
Che chắn chi tiết: tương tự như lần che chắn trước, cần lật ngược mí đối với khu vực sơn dặm, che chắn toàn bộ khu vực không sửa chữa.
Pha màu sơn: Đây là công việc quan trọng nhất trong quy trình sơn sửa ô tô. Bạn cần xác định code màu, sau đó tìm công thức và pha chính xác tỉ lệ cần thiết. Bạn cần kiếm tra và thử thật kỹ trước khi chính thức phun lên xe.
Sử dụng giẻ dính bụi: Lau toàn bộ bề mặt đã được chà nhám hoặc phun sơn.
Điều chỉnh súng sơn màu: Sơn màu áp suất khí (1.8 -2.0 bar), lượng sơn (2 -2.5 vòng), độ xòe (2 -2.5 vòng). Lưu ý: Kiểm tra súng trước khi rót sơn vào và loại súng khi điều chỉnh.
Sơn màu ô tô: Độ chồng đè lớp sơn 50%, cách lượt phun 3 -5 phút, khoảng cách 20cm, luôn giữ súng vuông góc với bề mặt.
Sơn Bóng
Sơn bóng ô tô: tương tự như sơn màu.
Sấy chi tiết: thiết lập nhiệt độ sấy khoảng 60 độ, sấy từ 25-30 phút. Cần kiểm tra nhiệt độ phỏng sấy thường xuyên để tránh rộp, chân kim.
Đánh bóng: Dùng cục mài sửa lỗi bụi sơn (nếu có); Phét lượng xi mỏng trên bề mặt (30- 30cm), đi nhẹ máy trên bề mặt rồi mới qua.
Kiểm Tra Lần Cuối
Kiểm tra lại lần cuối trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, ghi lại các điểm bất thường.
Lưu Ý: Tất cả những ý kiến thắc mắc của mọi người, của quý khách hàng về các bước của quy trình sơn, dặm vá ô tô tại Thanh Phong Auto, hay muốn tìm hiểu về các dịch vụ khác về sửa chữa khác cho ô tô, xe hơi của bạn thì click tại đây để lấy liên hệ.
Những Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)
1. Sơn dặm toàn thân xe ô tô thường mất bao lâu?
Tùy thuộc vào tình trạng xe và yêu cầu cụ thể, quy trình sơn dặm toàn thân xe thường kéo dài từ 5-7 ngày. Các công đoạn chính bao gồm: tháo dỡ, mài bóc sơn cũ, sơn lót, sơn màu, sơn bóng và lắp ráp hoàn thiện.
2. Giá sơn dặm toàn thân xe ô tô là bao nhiêu?
Chi phí sơn dặm toàn thân dao động từ 15 – 30 triệu đồng, phụ thuộc vào kích thước xe (sedan, SUV, bán tải…), chất lượng sơn và garage thực hiện. Xe càng lớn, sử dụng sơn cao cấp thì giá thành càng cao. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bảng giá dịch vụ sơn các bộ phận xe ô tô tại HCM được cập nhật mới nhất trên website.
3. Sơn dặm có làm thay đổi kết cấu thân vỏ xe không?
Sơn dặm chỉ tác động lên bề mặt, không làm thay đổi kết cấu khung gầm, vỏ xe. Tuy nhiên, nếu xe bị hư hỏng nặng, cần phải chỉnh sửa, hàn gò thân vỏ trước khi sơn dặm.
4. Có thể thay đổi màu sơn xe khi sơn dặm không?
Hoàn toàn có thể thay đổi màu sơn xe theo ý muốn khi sơn dặm toàn thân. Chủ xe có thể lựa chọn màu sơn mới, khác biệt so với màu zin ban đầu để làm mới diện mạo cho xế cưng.
5. Độ bền của lớp sơn mới sau khi sơn dặm là bao lâu?
Lớp sơn mới sau khi sơn dặm có độ bền trung bình từ 5 – 7 năm nếu chủ xe bảo dưỡng định kỳ, tránh để xe dưới trời nắng nóng gay gắt, mưa ngâm nước quá lâu. Chất lượng sơn tốt cũng góp phần kéo dài tuổi thọ lớp sơn mới.
6. Những lưu ý khi chăm sóc xe sau khi sơn dặm là gì?
Sau khi sơn dặm xe cần lưu ý:
Không nên rửa xe trong vòng 1 tuần đầu sau khi sơn để lớp sơn mới khô, định hình hoàn toàn.
Tránh để xe dưới ánh nắng gắt hoặc mưa ngâm nước quá lâu.
Nên đánh bóng, wax định kỳ 3-6 tháng/lần để duy trì độ bóng, sáng cho lớp sơn.
Khi rửa xe nên sử dụng các loại dung dịch rửa xe chuyên dụng, an toàn với bề mặt sơn.
7. Những trường hợp nào cần sơn dặm toàn thân xe ô tô?
Các trường hợp cần sơn dăm toàn thân xe bao gồm:
Xe bị trầy xước, bong tróc sơn nghiêm trọng trên diện rộng.
Lớp sơn zin xuống cấp, phai màu, xỉn màu do lâu ngày sử dụng.
Chủ xe muốn làm mới, thay đổi diện mạo cho xế cưng.
Xe bị hư hỏng thân vỏ sau va chạm, đã được chỉnh sửa, hàn gò và cần sơn lại.
ĐỂ LẠI LỜI BÌNH