Giảm xóc xe hơi là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu của hệ thống treo. Bộ phận này có nhiệm vụ hấp thụ các lực tác động lên xe thông qua các ống nhún có dầu thủy lực và các lò xo, mang đến sự thoải mái và êm ái cho người ngồi trên xe khi di chuyển trên đường.
Thế nhưng, sau một thời gian dài hoạt động bộ phận giảm xóc xe hơi cũng không thể tránh khỏi những hư hỏng. Vậy làm thế nào để kiểm tra hoạt động của bộ phận giảm xóc xe hơi? Cùng Thanh Phong Auto tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Tuổi thọ trung bình của bộ phận giảm xóc xe hơi tùy thuộc vào từng loại xe cũng như quá trình di chuyển của xe. Nó tương ứng với quãng đường mà xe di chuyển được, cụ thể:
Đối với những chiếc xe hơi thường xuyên di chuyển trên những cung đường xấu như: đường đèo núi, đường có địa hình xấu như nhiều ổ gà – ổ vịt, đường cua, gấp khúc,… thì bộ phận giảm xóc sẽ có tuổi thọ trung bình rất thấp. Thông thường nó sẽ hoạt động tốt trong khoảng từ 48.000 đến 64.000km, nếu vượt quá bộ phận giảm xóc sẽ trở nên yếu hơn.
Đối với những chiếc xe thường xuyên di chuyển trên những đoạn đường bằng phẳng, dễ đi, không gập ghềnh thì tuổi thọ của bộ phận giảm xóc xe hơi có thể lên đến 140.000km.
Theo thời gian hoạt động, bộ phận giảm xóc sẽ bị hao mòn hoặc hư hỏng gây khó khăn trong việc điều khiển và kiểm soát xe. Vì vậy, nếu bạn thấy xe ô tô có một trong các dấu hiệu dưới đây chứng tỏ bộ giảm xóc đang gặp vấn đề, bạn cần kiểm tra và đưa xe đến gara sửa chữa nhanh chóng.
Trong quá trình di chuyển nhất là khi đi qua những đoạn đường gồ ghề, nếu nghe thấy xe phát ra những âm thanh cọt kẹt thì đây chính là một trong những dấu hiệu cho thấy bộ phận giảm xóc đang gặp vấn đề.
Tiếng kêu được tạo ra một là do lò xo bị gỉ và cọ sát vào bộ phận ống bọc; hai là có thể do ti thủy lực bị cong bởi va chạm, bị khô dầu hoặc bên trong ống lót cao su có vết nứt. Đây là những dấu hiệu cảnh báo giảm xóc bị yếu cần được sửa chữa và thay thế kịp thời.
Hiện tượng này xảy ra khi hệ thống giảm xóc xe ô tô bị ăn mòn. Bên cạnh tình trạng đầu xe bị nhún mạnh còn có trường hợp lắc lư đầu xe khi chuyển hướng, nhất là khi đi vào đoạn đường trơn trượt. Vấn đề này diễn ra cũng cho thấy giảm xóc hông bị mất khả năng đàn hồi và nên được thay mới.
Khi bộ giảm xóc bị gãy một bên hoặc bị ăn mòn sau thời gian hoạt động sẽ dẫn đến hiện tượng vô lăng xe ô tô bị rung và bị lệch, xe nghiêng về một bên. Tài xế khó thao tác điều khiển vô lăng nên xe dễ đi chệch hướng, làm mất an toàn khi tham gia giao thông.
Dấu hiệu phổ biến và dễ nhận thấy nhất khi giảm xóc ô tô gặp vấn đề là hiện tượng dầu ô tô bị rò rỉ. Cấu tạo của bộ giảm xóc sẽ có các phớt để ngăn dầu không thoát ra ngoài. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, dầu thủy lực bị rò rỉ và chảy dọc theo mặt thân của hệ thống giảm xóc. Bạn cần thay phớt để khắc phục tình trạng này.
Có nhiều nguyên nhân khiến lốp xe bị mòn không đều, một trong số đó là do bộ phận giảm xóc bị hư hỏng, dẫn đến đầu xe nghiêng, làm mất cân bằng lực đè lên lốp xe.
+ Xem thêm: 8 Trường hợp bạn cần thay lốp ô tô giúp xe an toàn
Khi xe đi qua những đoạn đường xấu, ổ gà, gờ giảm tốc độ… nếu xe bị dằn xóc mạnh thì điều đó cho thấy lò xo của giảm xóc xe ô tô đã bị hư hỏng. Giải pháp để khắc phục là thay mới đệm giảm xóc và vị trí ở giữa các vòng lò xo của bộ phận giảm xóc giúp chuyển động mượt mà hơn và kéo dài tuổi thọ.
Trong quá trình vận hành, khi bạn đạp phanh nhưng một lúc sau xe mới giảm tốc độ và dừng lại thì có thể bộ giảm xóc của xe đã gặp vấn đề. Nguyên nhân là do trục pít-tông không còn đủ độ đàn hồi. Vì thế, phải mất thêm thời gian để xe thực hiện nhiệm vụ này.
Để quan sát phần phía trước xe tốt nhất nên đậu xe trên địa hình bằng phẳng, không gồ ghề, không phải đường đèo dốc. Nếu độ cao của hai bánh xe phía trước bằng nhau, không có chênh lệch thì chứng tỏ bộ phận giảm xóc vẫn còn hoạt động tốt và không bị hư hỏng, và ngược lại.
Trường hợp chủ xe nắm rõ được thông số chính xác của hệ thống treo, thì có thể so sánh thông số chuẩn với độ cao của xe để kiểm tra. Nếu độ cao và thông số chuẩn có sự chênh lệch với nhau, thì có thể một bộ phận nào đó của hệ thống treo hoặc lò xo giảm xóc đã bị hư hỏng.
Kiểm tra độ nhún cũng là một trong những phương pháp giúp chủ xe biết được bộ phận giảm xóc xe hơi có bị hư hỏng hay không?
Rất đơn giản, chỉ cần đứng trước phần đầu xe và dùng một lực thật mạnh để nhấn phần đầu xe xuống dưới, nếu như xe có độ nhún kém hoặc không bật lên lại như trước thì chứng tỏ bộ phận giảm xóc đã bị hư hỏng. Hay bạn cũng có thể dùng cách tì phần đầu gối lên phần cứng của cản xe để kiểm tra độ nhún của bộ phận này.’
Bộ phận giảm xóc xe hơi luôn phải hoạt động với tần suất lớn, nhất là khi xe thường xuyên phải di chuyển trên những cung đường xấu, gồ ghề. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho lò xo và phuộc nhún của bộ phận giảm xóc không còn độ đàn hồi tốt, thậm chí là bị hư hỏng hay bị gãy.
Nếu thấy hiện tượng dầu thủy lực bị rò rỉ ra bên ngoài thì chứng tỏ các phốt làm kín của lò xo và ống nhún đã bị hư hỏng. Điều này làm cho bộ phận giảm xóc xe hơi không còn hoạt động tốt. Hiện tượng rò rỉ dầu này chủ xe hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường. Lúc này, cần phải mang xe đến gara để sửa chữa hoặc thay thế để đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Trên đây là một số cách kiểm tra bộ phận giảm xóc xe hơi mà Thanh Phong Auto vừa chia sẻ. Hy vọng qua những nội dung này bạn đọc sẽ nắm thêm được nhiều thông tin hữu ích. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như chắc chắn rằng bộ phận giảm xóc xe hơi luôn hoạt động tốt thì bạn nên mang xe đến gara sửa chữa ô tô uy tín để kiểm tra định kỳ nhé.
Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:
*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling, BYD.