Bầu trợ lực phanh là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của hệ thống phanh. Nó được lắp đặt ở vị trí giữa bàn đạp phanh và xylanh tổng với nhiệm vụ giảm bớt đi phản lực của bàn đạp phanh và khuếch đại lực ép từ bàn đạp phanh, qua đó giúp người lái thực hiện thao tác đạp phanh một cách nhẹ nhàng hơn.
HÌNH 1: Bầu trợ lực chân không
Bởi vậy mà để dừng xe, hệ thống phanh như má phanh sẽ ép vào đĩa phanh với một lực tối đa mà người lái không cần tác động vào một lực quá lớn lên bàn đạp.
HÌNH 2: Cấu tạo của bầu trợ lực phanh
Nguyên lý hoạt động của bầu trợ lực của phanh ô tô
Nguyên lý hoạt động của bộ trợ lực phanh dựa độ chênh lệch giữa áp suất khí quyển và độ chân không của 2 buồng riêng biệt, để tạo ra một lực mạnh (tăng lực) tỷ lệ thuận với lực nhấn của bàn đạp.
HÌNH 3: Nguyên lý làm việc của bầu trợ lực khi chưa tác động phanh
Van không khí được nối với Cần điều khiển van và bị Lò xo phản hồi van không khí kéo về phía bên phải. Van điều chỉnh bị Lò xo van điều chỉnh đẩy sang phía bên trái.
Trong điều kiện này, van chân không của thân van bị tách ra khỏi van điều chỉnh, tạo thành một lối thông giữa hai buồng. Bởi vì không có sự chêch áp vào thời điểm này nên bộ trợ lực không hoạt động.
HÌNH 4: Nguyên lý làm việc của bầu trợ lực khi đạp phanh
Khi đạp bàn đạp chân phanh, cần điều khiển đẩy van không khí di chuyển sang bên trái. Lò xo van điều chỉnh cũng đẩy van điều khiển di chuyển sang bên trái, cho tới khi tiếp xúc với van chân không. Việc này sẽ bịt kín lối thông giữa 2 buồng.
Khi van không khí tiếp tục dịch chuyển sang bên trái, nó càng xa van điều khiển làm cho không khí bên ngoài lọt vào bên trong buồng áp suất biến đổi qua lỗ B (sau khi qua lưới lọc không khí).
Độ chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi khiến pittông trợ lực dịch chuyển về phía bên trái. Điều này khiến cần đẩy bộ trợ lực chuyển động về bên trái và làm tăng lực tác động phanh.
HÌNH 5: Nguyên lý làm việc của bầu trợ lực khi giữ phanh
Khi phanh được giữ, cần điều khiển van và van không khí sẽ ngừng dịch chuyển, nhưng pittông trợ lực vẫn tiếp tục dịch chuyển sang bên trái do chênh lệch áp suất. Lò xo van điều khiển khiến van này vẫn tiếp xúc với van chân không, nhưng nó lại dịch chuyển theo piston.
Vì van điều khiển di chuyển sang bên trái và tiếp xúc với van không khí, không khí bên ngoài sẽ bị chặn, không tràn vào buồng áp suất biến đổi. Vậy nên áp suất trong buồng áp suất biến đổi ổn định, từ đó chênh lệch áp suất không thay đổi giữa 2 buồng, pittông ngừng dịch chuyển và duy trì lực phanh.
HÌNH 6: Nguyên lý làm việc của bầu trợ lực khi đạp phanh tối đa
Khi đạp bàn đạp phanh hết mức, van không khí sẽ dịch chuyển hoàn toàn ra khỏi van điều khiển, buồng áp suất thay đổi sẽ được nạp đầy không khí một cách tức thời. Do đó, độ chênh lệch áp suất giữa 2 buồng sẽ là lớn nhất. Điều này tạo ra lực trợ lớn nhất.
Sau đó, dù cho có tác dụng lên bàn đạp phanh thêm bao nhiêu lực thì lực trợ cũng không tăng thêm mà lực bổ sung chỉ có thể tác động từ người lái.
Những hư hỏng thường gặp
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đặt lịch hẹn.
Hotline công ty:
Tổng đài CSKH : 0789 86 27 27 – 0931 79 77 90
Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:
*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, Bmw, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast.
ĐỂ LẠI LỜI BÌNH