Hệ Trống Treo Khí Nén Ô Tô

- Hệ Trống Treo Khí Nén Ô Tô
Ngày cập nhật mới nhất: 13/12/2023

1. Hệ thống treo truyền thống 

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về hệ thống treo khí nén, ta sẽ tìm hiểu sơ lược lại về hệ thống treo truyền thống. Nhiệm vụ hệ thống treo khá đơn giản, nó sẽ liên kết các bánh xe và hệ thống phanh vào khung xe. Hấp thụ và dập tắt các dao động, va đập mặt đường truyền lên.  

Nhận lực truyền từ bánh xe để truyền cho khung xe, làm cho xe chuyển động tịnh tiến đồng thời giữ xe đứng lại trong quá trình phanh. 

Tuy nhiên, hệ thống này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về việc giảm xóc, tạo sự êm ái cho chiếc xe. Thế nên, các nhà thiết kế đã ứng dụng công nghệ vật liệu và kỹ thuật cơ – điện tử để tạo ra hệ thống treo cải tiến hơn, đó là hệ thống treo khí nén. 

Hệ thống treo khí nén điện tử (Electronic Air Suspension – EAS) là hệ thống treo thông minh, cho phép người lái có thể điều chỉnh độ đàn hồi của giảm xóc phù hợp với từng chế độ vận hành của xe. Đây là hệ thống treo khí nén tân tiến nhất hiện nay, chủ yếu được sử dụng trên các dòng xe cao cấp. 

Hình 1: Hệ thống treo khí nén trên Toyota 
Hình 1: Hệ thống treo khí nén trên Toyota 

2. Cấu tạo hệ thống treo khí nén

Vị trí của máy nén khí là khác nhau, tùy thuộc mỗi loại xe khác nhau. Thường thì sẽ thấy bên dưới lốp dự phòng, trong cốp xe hoặc ở khung sườn phía trước của xe. 

Hình 2: Bố trí máy nén khí ở khung sườn trước 
Hình 2: Bố trí máy nén khí ở khung sườn trước 
  • Máy nén khí gồm một mô-tơ điện để chạy máy nén. Mô-tơ này được cấp nguồn thông qua một relay, relay được điều khiển bởi hộp ECU (Electric Control Module) 
Hình 3: Điều khiển máy nén khí 
Hình 3: Điều khiển máy nén khí 
  • Không khí sau khi được nén sẽ được đưa đến bình lưu trữ. Bình này thường được bố trí phía sau bánh trước hoặc bên dưới lốp dự phòng trong cốp xe. 
  • Bộ phận quan trọng thứ 2 là bộ van chia khí nén. Thường được gắn kèm với máy nén, dùng để điều hướng dòng khí nén trong hệ thống.  

Bộ phân phối dùng các ống khí nén (thường là nhựa) để kết nối các bộ phận trong hệ thống như máy nén, bình lưu trữ và các giảm xóc khí nén.  

Hình 4: Các ống khí bằng nhựa 
Hình 4: Các ống khí bằng nhựa 
  • Các giảm chấn khí nén: Bộ giảm chấn khí nén của hệ thống treo khí nén giống với loại truyền thống, nhưng lò xo sắt sẽ được thay thế bởi “lò xo khí nén”. 
Hình 5: Bộ giảm chấn khí nén 
Hình 5: Bộ giảm chấn khí nén 

 “Lò xo khí nén” thực chất là một bầu hơi cao su, bầu hơi này được cấu tạo bởi nhiều lớp khác nhau nhằm tạo thành một cấu trúc bền vững. 

Có 2 loại là: Bellow và pit-tong 

  • Loại bellow nhìn giống như lốp xe, nó có thể có 1 tầng hoặc 2,3 tầng xếp chồng lên nhau.  
Hình 6: Bellow cũng chia thành 3 loại 
Hình 6: Bellow cũng chia thành 3 loại 

Bộ chia sẽ dẫn khí nén từ bình lưu trữ đến các lò xo khí nén. Khí nén có thể sẽ được xả ra để hạ gầm. Hoặc bơm thêm hơi vào để nâng gầm của xe lên. Việc điều chỉnh này có thể thông qua nút bấm hoặc trên màn hình được bố trí trong xe. Hoặc điều chỉnh tự động bởi hộp ECU tùy thuộc vào điều kiện mặt đường.  

Hình 7: Công tắc nâng hạ gầm trên Lexus GX470 2004 
Hình 7: Công tắc nâng hạ gầm trên Lexus GX470 2004 

Loại pit-tong:  

Loại này gần giống như bellow, nhưng thay vì dùng ống cao su có các nếp, sẽ có dạng piston. 

Hình 8: Lò xo khí nén loại pit-tong 
Hình 8: Lò xo khí nén loại pit-tong 

Hệ thống treo này cũng bao gồm các cảm biến độ cao gắn ở mỗi giảm sốc. Nó sẽ gửi tín hiệu về sự thay đổi độ cao ở mỗi bánh xe về cho ECU. Dựa vào đó, máy nén sẽ bơm một lượng khí thích hợp vào xi lanh. 

Hình 9: Cảm biến độ cao gầm 
Hình 9: Cảm biến độ cao gầm 

3. Nguyên lý hoạt động

Hình 10: Sơ đồ nguyên lý 
Hình 10: Sơ đồ nguyên lý 

Hệ thống treo khí nén điện tử hoạt động dựa trên tính đàn hồi của không khí khi bị nén. Bộ giảm xóc khí nén có khả năng hấp thụ những rung động nhỏ, dễ dàng điều chỉnh được độ cao của khoảng sáng gầm xe. 

Khi di chuyển trên đường không bằng phẳng, tải trọng khác nhau ở mỗi bánh xe sẽ làm thay đổi độ cao của xe. Lúc này, các cảm biến sẽ truyền tín hiệu về ECU. Bộ điều khiển điện tử này sẽ tự động nạp hoặc xả khí trong các xi lanh để điều chỉnh và khống chế độ cao ổn định của bánh xe.  

Theo đó, độ cao của xe sẽ tăng khi khí nén được bơm vào xi lanh và ngược lại, khi khí nén được giải phóng, độ cao của xe sẽ giảm xuống. 

Sự êm ái và ổn định của chiếc xe phụ thuộc vào độ đàn hồi của lượng khí nén bơm vào xi lanh. Khi khí nén có độ đàn hồi tốt, hiệu quả giảm chấn sẽ tối ưu giúp xe di chuyển mượt mà, ổn định. 

Hệ thống treo này thường được sử dụng trên các dòng xe cao cấp. Với hệ thống này, xe sẽ có khả năng off-road tốt hơn với khoảng sáng gầm xe lớn hơn. Và tiết kiệm nhiên liệu hơn khi hạ gầm xuống khi đi trên cao tốc. 

4. Ưu và nhược điểm của hệ thống treo truyền thống và treo khí nén 

 

Hệ thống treo truyền thống 

Hệ thống treo khí nén 

Ưu điểm 

Hệ thống cung cấp hiệu quả hoạt động tốt nhưng chỉ chiếm khoảng không gian nhỏ 

Lái xe êm ái hơn và bổ sung thêm nhiều chức năng nâng cao 

Xe cứng vững 

Khả năng điều chỉnh: Chỉ cần nhấn nút là có thể điều chỉnh được hệ thống treo theo ý muốn. 

Nhạy với các dao động, va đập do mặt đường truyền lên hơn 

Khả năng chịu tải: Một số hệ thống còn có các bộ phận để tăng khả năng chịu tải của xe.  

Phạm vi hoạt động rộng: Có thể chịu được nhiều mức tải trọng khác nhau 

Giảm chi phí bảo dưỡng: Hệ thống sẽ giảm lực tác động lên các bộ phận khác, giúp kéo dài tuổi thọ của chúng. 

Chi phí bảo dưỡng: Xe ít bộ phận hơn, dễ bảo dưỡng, giảm chi phí. 

 

Nhược điểm 

Vấn đề rò rỉ cũng cần lưu tâm, gây tốn kém. 

Hệ thống này có các bộ phận cần bảo trì theo thời gian. Một số bộ phận còn nằm dưới gầm xe, khiến nó dễ hỏng hơn 

Chi phí bảo trì: Dù hao mòn là không lớn, nhưng cũng cần lập kế hoạch bảo trì hệ thống ít nhất mỗi năm một lần. 

Lỗi ở hệ thống: Chỉ một chỗ rò rỉ nhỏ cũng khiến hệ thống hoạt động không bình thường. 

Độ êm ái không bằng treo khí nén 

Ngoài ra, nếu đường hơi bị rò rỉ, nó có thể dẫn đến hư hỏng ở các bộ phận khác. Tệ hơn là phải thay toàn bộ hệ thống. 

THANH PHONG AUTO

  • 68B Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM
  • 1260 Lê Văn Lương, Xã Phước Kiển, Nhà Bè, TP.HCM

Hotline công ty: 

         Tổng đài CSKH  : 0789 86 27 27 – 0931 79 77 90

 

Rate this post
Chuyên đề: Blog Tổng Hợp


Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling, BYD.

 

>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<