3 Kỹ Thuật Kiểm Tra Điện Lạnh Ô Tô Bạn Cần Nắm

- 3 Kỹ Thuật Kiểm Tra Điện Lạnh Ô Tô Bạn Cần Nắm
Ngày cập nhật mới nhất: 19/09/2023

Nguyên nhân nào làm cho hệ thống điều hòa trên ô tô lại thổi ra hơi nóng? Một số nguyên nhân có thể kể đến như: Thiếu gas điều hòa, ly hợp từ của máy nén có vấn đề, máy nén bị bó kẹt, hộp điều khiển HVAC, các cảm biến, cơ cấu chấp hành có vấn đề,…

Để mà kể ra tất cả các nguyên nhân thì không thể nào liệt kê ra hết được. Mình sẽ điểm ra một số nguyên nhân chính và hướng dẫn các bạn để các bạn có thể thực hiện kiểm tra tại nhà trước khi đem xe đến các gara hay đại lý để sửa chữa nhé.

Kiểm tra mạch điện điều hòa

Khi ly hợp từ của máy nén không hoạt động thì chúng ta sẽ kiểm tra cầu chì, rơ le điều hòa đầu tiên. Để làm được thì ta sẽ tìm kiểm hộp rơ le, cầu chì bên trong khoang động cơ của xe. Rơ le của máy nén thường tên là A/C CLUTCH RELAY, cầu chì sẽ được ghi là A/C CLUTCH. Hoặc nếu nhà sản xuất không ký hiệu tên thì ta có thể kiếm biểu tượng hình bông tuyết để xác định vị trí cầu chì, rơ le hệ thống điều hòa.

Hình 1. Bên dưới nắp hộp cầu chì sẽ chỉ vị trí của cầu chì, rơ le hệ thống điều hòa
Hình 1. Bên dưới nắp hộp cầu chì sẽ chỉ vị trí của cầu chì, rơ le hệ thống điều hòa

Sau khi đã xác định được vị trí, ta kiểm tra xem cầu chì có bị đứt hay không. Nếu cầu chì điều hòa bị đứt thì ta thay mới rồi tiếp tục kiểm tra. Sau khi đã xác định rằng cầu chì không có vấn đề thì ta chuyển sang kiểm tra rơ-le. 

Để kiểm tra rơ le còn hoạt động hay không thì ta sẽ cấp điện vào hai chân nhỏ. Nếu rơ le kêu tiếng “tạch, tạch” thì rơ le có khả năng vẫn còn sử dụng được. Để kiểm tra chắc chắn hơn, ta dùng đồng hồ VOM, kiểm tra thông mạch hai chân lớn, nếu thông mạch, tức là rơ le còn tốt. Sở dĩ, ta thực hiện như vậy là do rơ le sử dụng lâu ngày, các tiếp điểm bên trong nó sẽ bị cháy hoặc rỉ sét, làm chúng tiếp xúc không tốt nữa.

Hình 2. Cấu tạo bên ngoài và bên trong rơ le
Hình 2. Cấu tạo bên ngoài và bên trong rơ le
Hình 3. Cấu tạo chân cắm rơ le
Hình 3. Cấu tạo chân cắm rơ le

Nếu rơ le còn tốt, thì ta chuyển sang kiểm tra phần dây dẫn. Khi ta rút rơ le ra, lúc này trên hộp rơ le cũng sẽ có hai chân nhỏ và hai chân lớn. Ta dùng bút thử điện để kiểm tra xem trên các chân này có hai chân luôn có điện dương hay không, cụ thể:

Một trong hai chân điều khiển sẽ có một chân 12V, chân còn lại sẽ được hộp HVAC cấp mass hoặc cấp mass trực tiếp thông qua công tắc AC. Một trong hai chân hai chân tiếp điểm sẽ có 12V, chân còn lại sẽ được nối đến li hợp từ.<

Hình 4. Sử dụng bút thử điện để kiếm các chân 12V
Hình 4. Sử dụng bút thử điện để kiếm các chân 12V

Nếu tất cả mọi thử đều ổn, ta tiếp tục kiểm tra mạch điện nguồn cấp cho li hợp từ. Sử dụng dây điện có gắn cầu chì, ta jump hai chân tiếp điểm lại, nếu nghe tiếng li hợp từ đóng, thì mạch điện cấp nguồn cho li hợp từ không có vấn đề.

Nếu mạch cấp nguồn cho li hợp từ không có vấn đề, ta kiểm tra phần mạch điều khiển cho rơ le máy nén. Ta nổ máy, bật công tắc AC, đo kiểm tra chân điều khiển còn lại, có cấp mass ra hay không. Nếu có, tức là mạch điện điều khiển không có vấn đề.

Nếu chân điều khiển đó không được cấp mass ra, tức là mạch điện điều khiển có vấn đề. Phần kiểm tra mạch điện điều khiển điều hòa chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần sau nhé.

Nếu sau khi thực hiện kiểm tra tất cả các mục trên mà hệ thống điều hòa vẫn không hoạt động, thì ta có thể kết luận rằng không có vấn đề về dây điện, mass, nguồn 12V hoặc li hợp từ. 

Kiểm tra gas điều hòa

Nếu nhà bạn thực hiện kiểm tra tại nhà mà không có đồng hồ gas, bạn có thể kiểm tra nhanh bằng cách lấy một vật nhỏ, chọt vào cổng sạc gas, nếu không có thấy gas xì ra, tức là xe chúng ta đã bị hết gas điều hòa. 

Hình 5. Cổng sạc gas điều hòa
Hình 5. Cổng sạc gas điều hòa

Để kiểm soát được áp suất gas hệ thống điều hòa, nhà sản xuất sẽ bố trí thêm công tắc áp suất nhằm đo áp suất trong hệ thống. Chỉ khi nào áp suất của hệ thống đủ thì mới cho phép hệ thống hoạt động.

Hình 6. Vị trí công tắc áp suất
Hình 6. Vị trí công tắc áp suất

Kiểm tra máy nén

Máy nén thông thường sẽ có các trường hợp hư hỏng như: Bó kẹt, ly hợp từ hỏng, máy nén yếu.

Với trường hợp máy nén bị bó kẹt, ta cần thay thế máy nén, giàn nóng, bộ hút ẩm và súc rửa bên trong toàn bộ hệ thống. Nếu bạn không thay thế toàn bộ các bộ phận trên, gara sửa chữa sẽ không nhận bảo hành cho bạn. 

Vậy tại sao chỉ hư máy nén mà ta lại phải thay thế nhiều bộ phận như vậy?

Do khi máy nén bó kẹt, có thể sẽ tạo ra các mảnh vụn kim loại, lưu thông bên trong hệ thống. Nếu không may nó may nó mắc kẹt vào giàn nóng, nó có thể sẽ tuần hoàn trong hệ thống, phá hủy toàn bộ các chi tiết. 

Đến đây các bạn sẽ đặt ra câu hỏi rằng “Tại sao không súc rửa luôn giàn nóng?”

Do cấu tạo giàn nóng là các ống nhôm có kích thước rất nhỏ, nên việc súc rửa rất khó để mà đẩy đi được mảnh vụn kim loại. Nó cũng gây tốn kha khá thời gian, công sức.

Hình 7. Kích thước của các ống gas lạnh trong giàn nóng rất nhỏ
Hình 7. Kích thước của các ống gas lạnh trong giàn nóng rất nhỏ

Còn về trường hợp li hợp từ không đóng, nguyên nhân có thể do chính li hợp từ bị hỏng hoặc do mạch điện có vấn đề.

Hình 8. Sơ đồ mạch điện cơ bản điều khiển li hợp từ
Hình 8. Sơ đồ mạch điện cơ bản điều khiển li hợp từ

 

Tùy vào dòng xe mà bạn đang sử dụng mà sơ đồ mạch điện nó có thể khác đi một chút. Nhưng về nguyên lý cơ bản thì sẽ giống nhau ở các dòng xe. Nếu bạn đam mê kỹ thuật, muốn tự mình kiểm tra cho xe của mình mà lại không biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể đăng ký khóa học điện lạnh tại Trung tâm đào tạo thực hành kỹ thuật ô tô – Thanh Phong Auto.

Khóa học kiểm tra điện lạnh ô tô sẽ cung cấp các kiến thức về nguyên lý làm lạnh, nguyên lý điều khiển, hệ thống điều hòa hiện đại…

Hình ảnh tại khóa học nghề ô tô tại Thanh Phong Auto

Hình ảnh lớp học lý thuyết

Hình Ảnh Lớp Học Thực Hành

Video Học Viên Tốt Nghiệp Hoàn Thành Khóa Học Bảo Dưỡng Xe Ô Tô tại Thanh Phong Auto

Chia Sẻ Định Hướng Nghề Nghiệp Từ Thanh Phong Auto

5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ LẠI LỜI BÌNH

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling, BYD.

 

>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<