Lộ Trình Học Nghề Sửa Chữa Điện Ô Tô Cần Biết

Lộ Trình Học Nghề Sửa Chữa Điện Ô Tô Cần Biết Chất Lượng Garage Thanh Phong Auto Hcm 2024

Trong một xã hội mà nền kinh tế thị trường và khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu mà mỗi cá nhân mong muốn sở hữu một chiếc ô tô ngày càng tăng cao. Do đó mỗi chiếc xe được sản xuất trong giai đoạn này đều phải đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về các tiêu chí như: công suất động cơ, suất tiêu hao nhiên liệu, giảm phát thải ô nhiễm, tính êm dịu và tiện dụng khi sử dụng xe…  

Để làm được điều đó, hệ thống điện trên ô tô hiện đại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều khiển các hệ thống chức năng trên ô tô nhằm tối ưu hóa khả năng làm việc.

Lấy ví dụ: Để tăng công suất và giảm lượng tiêu hao nhiên liệu đối với động cơ đốt trong, hệ thống điều khiển điện – điện tử trên ô tô sẽ điều khiển hiệu chỉnh lượng phun nhiên liệu, thời điểm đánh lửa, điều khiển pha phối khí…

Hay có thể nói hệ thống điện trên ô tô đóng vai trò như “hệ thần kinh trung ương” điều khiển hoạt động của toàn bộ xe. Mặc dù chỉ chiếm 20% khối lượng của toàn bộ xe nhưng hệ thống điện trên ô tô lại có khả năng điều khiển 80% những hệ thống còn lại. 

Hình 1: Hệ Thống Điện Ô Tô 
Hình 1: Hệ Thống Điện Ô Tô

  

Có thể thấy hệ thống điện ô tô có chức năng vô cùng quan trọng trong điều khiển hoạt động của ô tô nhưng các thành phần cấu tạo nên hệ thống điện lại khá đơn giản, có thể kể tên một số bộ phận và cụm chi tiết như sau:

  • (1) Nguồn cung cấp điện (gồm ắc-qui và máy phát điện);
  • (2) Thiết bị bảo vệ (gồm các cầu chì tổng, cầu chì thường, CB – Circuit Breaker…);
  • (3) Thiết bị điều khiển (gồm các công tắc chức năng, rơ le và hộp điều khiển ECU…);
  • (4) Thiết bị tiêu thụ điện (gồm các loại bóng đèn trên, mô-tơ, cuộn dây solenoid…);
  • (5) Các loại dây dẫn điện.

Tất cả kết hợp với nhau để tạo nên hệ thống điện trên ô tô, do đó các chi tiết, bộ phận trên xe đều có mối liên hệ và tương quan mật thiết với nhau. Chỉ cần hư hỏng xảy ra ở bất kỳ chi tiết hay bộ phận nào cũng có khả năng gây nên hư hỏng cho toàn bộ hệ thống ở các mức độ khác nhau. Chính vì mối liên hệ đó lại khiến cho việc sửa chữa hay khắc phục hư hỏng của một hệ thống điện trở nên khó khăn. 

Lộ Trình Học Nghề Sửa Chữa Điện Ô Tô Cần Biết Chất Lượng Garage Thanh Phong Auto Hcm 2024

Do đó, một người thợ sửa chữa điện ô tô nếu không nắm vững các kiến thức nền tảng và các phương pháp đo, kiểm tra bằng cách sử dụng các dụng cụ đo chuyên dùng như đồng hồ đo kỹ thuật số VOM, máy đo hiện sóng (Oscilloscope), máy chẩn đoán (Scanner) thì rất khó có thể đưa ra các nhận định, phán đoán chính xác cho tình trạng hư hỏng của hệ thống.

Bên cạnh đó, người thợ sửa chữa điện ô tô còn phải vượt qua rất nhiều rào cản khác như: phải đọc được sơ đồ mạch điện thực tế của xe, tra cứu được tài liệu sửa chữa bằng tiếng anh. 

(Nguồn hình ảnh: https://www.customcompleteautomotive.com/tips-for-maintaining-your-cars-electrical-system/) 

Có rất nhiều người đặt ra định kiến với nghề sửa chữa điện ô tô, họ cho rằng đó là một công việc rất khó khăn, đòi hỏi rất nhiều yếu tố thiên bẩm mới có thể theo đuổi được con đường này.

Chính vì định kiến ấy đã khiến người thợ sửa chữa tự giới hạn khả năng của bản thân, biến bản thân trở thành một con người tự ti, không dám đối mặt với những thử thách trong nghề nghiệp để mở rộng khả năng tư duy, logic của bản thân.

Tuy nhiên, nếu chúng ta có phương pháp tiếp cận vấn đề một cách đúng đắn thì chẳng có việc gì là khó cả, hãy cứ tự tin với khả năng của bản thân mà trải nghiệm các công việc có tính thử thách cao như công việc sửa chữa điện ô tô, như ông bà ta thường nói: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”.  

Lộ Trình Học Nghề Sửa Chữa Điện Ô Tô Cần Biết Chất Lượng Garage Thanh Phong Auto Hcm 2024

Để có thể sửa chữa hệ thống điện trên ô tô, người học cần có lộ trình rõ ràng, phải nắm vững kiến thức nền tảng về điện ô tô từ đó làm cơ sở để phát triển tư duy phân tích và xử lý vấn đề.

Khi bắt gặp bất cứ sự cố pan bệnh nào, việc cốt yếu của thợ sửa chữa là phải tự tin vào khả năng của bản thân, áp dụng các phương pháp kiểm tra đã được hướng dẫn để kiểm tra chính xác tình trạng thực tế của hệ thống từ đó đưa ra các phán đoán về nguyên nhân gây ra hư hỏng cho hệ thống. 

Như vậy, việc quan trọng và cần thiết ngay bây giờ là bạn phải tự đặt ra cho mình một lộ trình học tập, nghiên cứu và trải nghiệm nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân. Nếu vẫn còn phân vân, bạn có thể tham khảo lộ trình đặt ra cho người học có mong muốn theo đuổi nghề sửa chữa điện ô tô như sau: 

Giai đoạn 1: Tiếp cận với kiến thức điện – điện tử cơ bản

Giai đoạn này được xem như giai đoạn tiếp thu các kiến thức nền tảng là cơ sở để có thể xây dựng các khả năng chuyên môn về điện, nên nhớ rằng một căn nhà muốn vững chắc thì trước hết nó phải cần một nền móng thật kiên cố.

Giống như quan điểm đó, giai đoạn này được xem như là giai đoạn nền móng quan trọng nhất trong quá trình xây dựng lộ trình học tập về điện ô tô. 

Giai đoạn 2: Nghiên cứu về hệ thống điện trên ô tô hiện đại

Cũng giống như giai đoạn trước, giai đoạn này buộc người học phải trang bị cho bản thân các kiến thức tổng quan về hệ thống điện trên ô tô. Chính từ cái nhìn tổng quan ấy, người học sẽ hiểu được cách vận hành của hệ thống điện và mối liên hệ giữa các hệ thống chức năng trong việc điều khiển hoạt động của động cơ và ô tô.

Từ đó, người học sẽ tự đưa ra các hình dung ban đầu về quy trình cần tiến hành khi thực hiện các công việc sửa chữa một hư hỏng thuộc về một hệ thống nào đó trên ô tô. 

Giai đoạn 3: Tìm hiểu các phương pháp đọc sơ đồ mạch điện, phương pháp sử dụng các dụng cụ đo chuyên dùng

Đây được xem như một giai đoạn để người học tiếp cận các công cụ hỗ trợ, và cũng chính là giai đoạn cung cấp các phương pháp đo, kiểm chính xác khi tiến hành sửa chữa hư hỏng của một hệ thống điện bất kỳ. Trong đó, quan trọng nhất chính là cách đọc sơ đồ mạch điện.

Sơ đồ mạch điện được xem là ngôn ngữ chính dùng để mô tả nguyên lý hoạt động của hệ thống, và sau khi phân tích được sơ đồ mạch điện, người học sẽ tự mình đưa ra những vị trí cần phải đo kiểm trên một ô tô thực tế.

Chính vì thế, sơ đồ mạch điện sẽ giúp người thợ sửa chữa hiểu rõ về hệ thống, và đưa ra các phương án cần thực hiện để tiến hành khắc phục sự cố. Do đó, muốn trở thành một người thợ sửa chữa điện ô tô chuyên nghiệp, bạn phải luôn ghi nhớ một điều thực tế là “Muốn sửa chữa điện ô tô cần phải đọc được sơ đồ điện thực tế của xe”. 

Giai đoạn 4: Tìm hiểu về hệ thống điện thân xe

Ở giai đoạn này, người học cần trang bị cho bản thân khả năng đọc và phân tích được sơ đồ mạch điện của các hệ thống điện thân xe, từ đó thực hiện các phương pháp kiểm tra nhằm đưa ra các phán đoán chính xác về tình trạng hư hỏng của hệ thống. 

Giai đoạn 5: Tìm hiểu về hệ thống điện động cơ

Đây là giai đoạn yêu cầu người học phải có khả năng liên kết các kiến thức với nhau, đó là mối liên hệ của hệ thống điều khiển điện với toàn bộ các hệ thống trên động cơ.

Để có thể sửa chữa được các hư hỏng liên quan đến hoạt động của động cơ (ví dụ: động cơ không thể khởi động được, bơm nhiên liệu không hoạt động, đèn báo sạc trên đồng hồ táp lô sáng khi động cơ đang hoạt động…), người học phải nắm rõ nguyên lý hoạt động, cách thức vận hành của hệ thống; phải tìm ra sự liên hệ giữa các hệ thống với nhau.

Hay có thể hiểu, việc trải qua giai đoạn này nhằm mục đích giúp người học tìm ra “nguồn gốc của vấn đề” gây nên sự cố hư hỏng thay vì suy đoán nguyên nhân hư hỏng theo cảm tính của bản thân. 

Giai đoạn 6: Tìm hiểu về hệ thống tự chẩn đoán OBD-2

Đây được xem như giai đoạn dành cho các “Kỹ thuật viên chẩn đoán chuyên nghiệp” (theo cách gọi của Toyota). Để tiếp cận tốt với hệ thống điều khiển điện – điện tử trên ô tô hiện đại, người học cần có thể năng tiếp thu các kiến thức về điều khiển trên ô tô, người học phải thường xuyên đặt ra các câu hỏi: Tại sao cần đến hệ thống điều khiển điện – điện tử? Hộp ECU sẽ điều khiển phần tử chấp hành nào? Muốn điều khiển hộp ECU sẽ cần các tín hiệu đầu vào nào (từ công tắc, hay từ cảm biến)? Từ đó, áp dụng các phương pháp để tiến hành kiểm tra hư hỏng của các chi tiết bên trong hệ thống điều khiển. 

Ngoài việc nắm vững các kiến thức nền tảng trên sách vở, người học cần áp dụng các kiến thức đã được học vào quá trình trải nghiệm thực tế, không ngại va chạm với các pan bệnh khó để đem lại kinh nghiệm sửa chữa cho bản thân, từ đó tự đúc kết cho mình một quy trình sửa chữa để đạt được hiệu quả cao trong công việc.

Mong rằng lộ trình trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về nghề sửa chữa điện ô tô. Chúc các bạn học tập và làm việc thật tốt. 

Hình ảnh tại khóa học nghề ô tô tại Thanh Phong Auto

Hình ảnh lớp học lý thuyết

Hình Ảnh Lớp Học Thực Hành

Video Học Viên Tốt Nghiệp Hoàn Thành Khóa Học Bảo Dưỡng Xe Ô Tô tại Thanh Phong Auto

Chia Sẻ Định Hướng Nghề Nghiệp Từ Thanh Phong Auto

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên đề: Đào Tạo

ĐỂ LẠI LỜI BÌNH

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling.

 

>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<