Lưu Ý Khi Máy Lạnh Chạy Mà Không Lạnh Trên Xe Ô Tô

máy lạnh trên ô tô không mát
Ngày cập nhật mới nhất: 09/11/2024

Máy lạnh ô tô là một hệ thống phức tạp nhưng hoạt động dựa trên một nguyên lý khá đơn giản, đó là chu trình làm lạnh. Hệ thống này giúp làm mát không khí trong xe, mang lại cảm giác thoải mái cho người lái và hành khách, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức.

Khi bạn ngồi trên ô tô vào những ngày nắng nóng chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên bật máy lạnh ngay. Và dường như máy lạnh là một trang thiết bị không thể thiếu cho mỗi chiếc ô tô. Đến một ngày bạn cảm thấy máy lạnh không còn mát, không còn lạnh khi đã khởi động. Đó là lúc bạn cần kiểm tra lại chúng. Hãy đến với 8 lưu ý khi máy lạnh chạy mà không lạnh trên xe ô tô để biết bạn nên làm gì ngay nhé.

máy lạnh trên ô tô không mát
Máy lạnh trên ô tô không mát – những lưu ý cần biết

Cần kiểm tra hệ thống lọc gió của máy lạnh

Máy lạnh lúc này có thể có nhiều trường hợp, tùy mỗi trường hợp mà chúng ta tiến hành giải quyết. Nếu máy lạnh làm mát kém, bật hết công suất mà vẫn không thấy mát, thấy lạnh trong khi ca-bin xe có mùi hôi thì bạn cần kiểm tra ngay lọc gió của máy lạnh. Do sử dụng trong thời gian dài, không được vệ sinh nên lưới lọc bị bám bẩn nhiều tạo thành lớp bụi dày. Khi đó gió sẽ không vào được ca-bin xe và bị ngăn chặn lại trong dàn lạnh.

Với trường hợp này cần vệ sinh ngay cho tấm lưới lọc để có lớp lọc khí thoáng mát hơn. Bạn nên nhớ tấm lọc gió cần được vệ sinh thường xuyên và thay thế cái mới để đảm bảo cho máy lạnh vận hành tốt. Và khoảng cách tốt nhất là từ mười sáu ngàn ki lô mét đến hai mươi bốn ngàn ki lô mét.

Cần kiểm tra dàn nóng và dàn lạnh của máy lạnh

Máy lạnh hoạt động, chạy bình thường vẫn tạo ra không khí mát nhưng không sâu. Khi đó bạn cần tiến hành kiểm tra ngay dàn nóng và dàn lạnh của máy. Nếu dàn nóng và dàn lạnh bị bẩn sẽ làm máy lạnh hoạt động kém hiệu quả. Dàn nóng có chức năng tỏa nhiệt và tăng khả năng làm mát, làm lạnh của gas. Dàn lạnh có chức năng  lan tỏa không khí lạnh ra bên ngoài và xung quanh khoang xe để lùa khí lạnh vào khoang xe.

Vì vậy chúng ta cần thường xuyên vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh của máy lạnh để tăng hiệu quả sử dụng máy. Bằng cách xịt rửa bằng hóa chất chuyên dụng hay xăng sau đó lau bằng nước sạch. Khi xịt rửa cần nhẹ tay, cẩn thận để không ảnh hưởng đến hệ thống điện.

Kiểm tra gas điều hòa của máy

Nếu máy lạnh hư hỏng, chết máy và không còn làm mát, làm lạnh sau khi được bơm gas thì nguyên nhân là do thừa gas hoặc thiếu gas. Khi thiếu gas làm áp suât giảm xuống thấp và hệ thống điện buộc phải tự động ngắt công tắc. Không cho lốc lạnh chạy và làm trầy xước xilanh hay có thể vỡ hỏng lốc.

Khi thừa gas làm áp suất tăng cao, van an toàn tiến hành xả gas. Làm mất hết áp suất, và lốc điều hòa sẽ không hoạt động  được. Và lúc này bạn cần đưa xe đến gara để sửa chữa.

- Lưu Ý Khi Máy Lạnh Chạy Mà Không Lạnh Trên Xe Ô Tô
Kiểm tra gas điều hòa của máy

Kiểm tra phin lọc gas điều hòa

Phin lọc gas điều hòa có khả năng loại bỏ tạp chất và ẩm cho gas lạnh. Sau một thời gian sử dụng, phin lọc bị bẩn làm giảm hiệu quả lọc, thậm chí tắc nghẽn gas lạnh. Đây chính là một trong những lý do khiến điều hòa ô tô không lạnh, không mát.

Nếu kiểm tra thấy phin lọc gas bị tắc thì nên thay phin lọc mới. Trường hợp bạn thay mới cốc lạnh thì cũng cần thay luôn cả phin lọc để cốc lạnh có thể chạy tốt. Sau 12-18 tháng, xe cần thay mới phin lọc gas giúp điều hòa hoạt động êm và mượt.

Ngoài lý do trên, phin lọc gas bị nghẽn còn xuất phát từ việc nạp gas không đạt chất lượng, không đúng chủng loại và gas lạnh giả. Lúc này cần rút sạch gas cũ, thay phin lọc và nạp gas mới vào.

Xem xét rơ le điện

Máy lạnh không mát cũng có thể do rơ le cảm biến nhiệt bị trục trặc làm hệ thống tính toán sai lệch. Trường hợp rơ le nhiệt bị sai mức nhiệt thì nên điều chỉnh lại. Còn nếu rơ le bị hỏng thì có thể thay mới.

Kiểm tra quạt gió dàn lạnh

Quạt gió máy lạnh gặp trục trặc cũng có thể khiến cho điều hòa xe ô tô không lạnh. Nếu quạt gió đã chạy mà vẫn yếu hoặc không mát có thể do:

  • Cuộn dây contactor bị hỏng.
  • Tụ điện có vấn đề.
  • Động cơ quạt bị ngắn mạch hoặc chạm vỏ.
  • Mạch điện bị đứt.

Muốn tìm được lý do cần kiểm tra mạch điện, rà soát thông mạch, rà soát tụ điện và các tiếp điểm máy lạnh…

- Lưu Ý Khi Máy Lạnh Chạy Mà Không Lạnh Trên Xe Ô Tô
Kiểm tra quạt gió dàn lạnh

Kiểm tra máy nén ô tô 

Máy nén có tác dụng nén môi chất gas lạnh rồi bơm vào dàn nóng điều hòa. Và đây cũng chính là linh kiện dễ hư hỏng nhất của hệ thống máy lạnh ô tô. Máy nén (lốc nén) không hoạt động xuất phát từ: ly hợp đầu lốc bị hỏng, bi đầu lốc, máy nén quá tải trong thời gian dài, môi lạnh chất lượng kém…

Khi máy nén ô tô bị hỏng, khả năng làm mát của máy lạnh không được phát huy tối đa. Do đó, nếu máy nén ô tô không hoạt động thì nên mang xe đến trung tâm bảo dưỡng để được kiểm tra và thay mới.

Xem xét nguồn cấp điện cho máy lạnh ô tô

Nguồn điện cấp cho thiết bị không ổn định, yếu, bị ngắt khiến điều hòa xe hơi không thể làm lạnh sâu, hoạt động chập chờn. Nguyên nhân có thể do dây dẫn từ ắc quy tới thiết bị điều hòa bị hư hỏng bởi tác nhân từ bên ngoài môi trường. 

Nếu điều hòa ô tô bạn gặp tình trạng trên, cần xem nguồn dây điện kết nối từ điều hòa tới bình ắc quy có bị sao không để thay mới.

FAQ – Những câu hỏi thường gặp

1. Tại sao dàn nóng lại dễ bị bẩn và cách làm sạch hiệu quả?

Dàn nóng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên dễ bị bám bụi bẩn, côn trùng và các chất ô nhiễm khác. Để làm sạch hiệu quả, bạn có thể sử dụng nước rửa xe chuyên dụng và bàn chải mềm để cọ rửa nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu dàn nóng quá bẩn hoặc bị tắc nghẽn nghiêm trọng, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của các trung tâm bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến rò rỉ gas điều hòa và cách khắc phục?

Rò rỉ gas thường xảy ra do các mối nối bị lỏng, ống dẫn gas bị thủng hoặc do gioăng bị hỏng. Để khắc phục, cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng để tìm vị trí rò rỉ và tiến hành hàn hoặc thay thế các bộ phận bị hư hỏng. Lưu ý: Việc nạp gas phải được thực hiện bởi những người có kỹ thuật cao để đảm bảo lượng gas nạp vừa đủ và không gây ra áp suất quá cao.

3. Nhiệt độ ngoài trời và độ ẩm có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả làm lạnh của điều hòa?

Nhiệt độ ngoài trời cao sẽ làm giảm hiệu quả làm lạnh của điều hòa. Độ ẩm cao sẽ làm tăng khả năng ngưng tụ hơi nước trên dàn lạnh, gây giảm hiệu suất làm lạnh và có thể dẫn đến tình trạng đóng băng dàn lạnh.

4. Nên bảo dưỡng điều hòa ô tô như thế nào để kéo dài tuổi thọ và đảm bảo hiệu suất làm lạnh?

Nên bảo dưỡng điều hòa ô tô định kỳ 6 tháng/lần hoặc sau khi chạy khoảng 10.000km. Việc bảo dưỡng bao gồm: vệ sinh lọc gió, kiểm tra lượng gas, kiểm tra các mối nối, kiểm tra hoạt động của máy nén, vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh. Xem ngay bài viết: Lưu ý khi nạp gas điều hòa ô tô an toàn, hiệu quả được nhiều chuyên gia trong ngành chia sẻ.

5. Chi phí sửa chữa các hư hỏng của điều hòa ô tô có thể dao động trong khoảng nào?

Chi phí sửa chữa điều hòa ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại xe, mức độ hư hỏng, loại phụ tùng thay thế và địa điểm sửa chữa. Thông thường, chi phí sửa chữa có thể dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng.

6. Làm thế nào để tiết kiệm điện năng khi sử dụng điều hòa ô tô?

Để tiết kiệm điện năng khi sử dụng điều hòa ô tô, bạn nên:

  • Vệ sinh điều hòa định kỳ: Giúp điều hòa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Không nên để nhiệt độ quá thấp: Cài đặt nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ bên ngoài.
  • Tắt điều hòa khi không cần thiết: Ví dụ khi đỗ xe dưới bóng râm hoặc khi mở cửa sổ.
  • Sử dụng quạt gió kết hợp: Giúp làm mát không khí nhanh hơn và giảm tải cho điều hòa.

Trên đây là những chia sẻ về lưu ý khi máy lạnh chạy mà không lạnh trên xe ô tô. Chúc các bạn có được những kiến thức hữu ích khi sử dụng máy lạnh trên xe ô tô nhé.                                                                                                      

Rate this post

ĐỂ LẠI LỜI BÌNH

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling, BYD.

 

>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<