Top 10 video hướng dẫn lái xe số tự động an toàn

Top 10 video hướng dẫn lái xe số tự động an toàn
Ngày cập nhật mới nhất: 20/08/2022

Mặc dù không cần phải nhớ và thành thạo nhiều thao tác đạp côn, chọn số phức tạp như xe hộp số sàn nhưng lái xe số tự động cũng không hề dễ chút nào cho người mới. Bạn phải nắm vững các kí hiệu trên hộp số và sử dụng hộp số thuần thục, thành thạo thao tác lái xe thì mới có thể điều khiển xe ô tô số tự động an toàn. Bài viết sau hướng dẫn cách lái xe kèm video hỗ trợ chi tiết nhất, cùng khám phá nhé!

Xe Số Tự Động Là Gì?

Xe số tự động là loại xe có thể điều chỉnh số thoải mái sao cho phù hợp với phương thức xe đang vận hành. Vào thời điểm thích hợp, hộp số tự động sử dụng cảm biến cho phép xe sang số.

Xe Số Tự Động
Xe Số Tự Động

Hiện tại, xe số tự động chia thành 2 loại: xe sử dụng hộp số tự động có cấp số và xe sử dụng hộp số tự động vô cấp (CVT). Xe số có hộp số tự động có cấp số dễ điều khiển và phổ biến hơn xe số có hộp số tự động vô cấp (CVT).

Hướng Dẫn Cách Lái Xe Số Tự Động An Toàn

Giới thiệu các kí hiệu trên hộp số tự động

Ở các dòng xe hơi, ký hiệu trên hộp số tự động tương đối giống nhau và thường viết tắt bằng tiếng Anh tương ứng với chức năng:

  • P (Parking) dùng khi đỗ xe hoặc động cơ khởi động.
  • D (Drive – số tiến): để xe tiến khi khởi động, tài xế gạt cần từ P sang D. Ở chế độ D, khi nhả phanh thì xe tiến, khi nhấn ga thì xe tăng tốc. Nếu lưu hành xe ở địa hình bằng phẳng, mặt đường đẹp thì chỉ cần giữ hộp số ở chế độ D.
  • R (Reverse) sử dụng trong trường hợp cần lùi xe ô tô.
  • N (Neutral – số 0) là trạng thái xe tự do, động cơ xe vẫn chạy nhưng bánh xe đứng im. Trạng thái tự do được sử dụng trong trường hợp sửa hoặc bảo dưỡng xe ô tô.
Các kí hiệu trên hộp số tự động
Các kí hiệu trên hộp số tự động

Tham khảo thêm các ký hiệu ô tô mở rộng:

  • D1 – D2 – D3 – OD sử dụng cho các cung đường trắc trở, khó đi và dễ sụt lún nhằm tăng mô men xoắn và tăng tốc độ di chuyển của xe.
  • M (Manual) tương ứng với số sàn hay số tăng, thường có thêm dấu “-” giảm số và dấu “+” tăng số.
  • S (Sport) thường thấy trên các mẫu xe thể thao giúp động cơ mạnh mẽ, tốc độ hơn tạo khoái cảm cho người điều khiển phương tiện.
  • L (Low) là chế độ số thấp, áp dụng khi xe chở vật nặng hoặc lên xuống dốc.
  • B (Brake) giúp xuống dốc hãm xe mà không cần phanh liên tục.

Chi tiết các bước lái xe số tự động

Quá trình điều khiển xe số, tài xế cần quan tâm tới chân ga, chân phanh và điều khiển cần số. Dưới đây là các hướng dẫn cơ bản cho người mới tập điều khiển xe số tự động:

  • Bước 1: Chân phải đặt vào chân phanh (bàn đạp trái) và nhấn xuống.
  • Bước 2: Tiếp tục giữ chân phanh, khởi động xe ô tô.
  • Bước 3: Nhấc chân phải ra khỏi phanh, xe tự động di chuyển nhẹ nhàng với tốc độ thấp. Muốn tăng tốc hoặc leo dốc cao, người lái tiến hành nhấn chân ga. Quá trình vận hành xe, hộp số tự động sẽ tự điều chỉnh số chính xác hoặc người lái điều chỉnh thủ công để phù hợp với lộ trình di chuyển.
  • Bước 4: Khi dừng xe cần nhấn chân phanh, chuyển xe ô tô về chế độ P, tắt máy và rời khỏi xe.

TOP video hướng dẫn lái xe số tự động dễ thực hiện

Hướng dẫn lái xe số tự động (Nguồn XEHAY)

Hướng dẫn lái xe số tự động dành cho người mới lái – 6 Tips tránh nhầm chân GA và PHANH  (Nguồn: Autodaily)

Dạy Lái Xe Số Tự Động – Hướng Dẫn Chi Tiết Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu (Nguồn Thầy Kỳ Phước)

Hướng dẫn lái xe số tự động từ A tới Z trên Honda Accord (Nguồn: Autodaily)

Hướng Dẫn Lái Xe Số Tự Đông Trong 5 Phút – Đúng Cách – An Toàn (Nguồn: Vina Ford)

Nguyên Tắc Lái Xe Ô tô Số Tự Động (Nguồn: DNT Style)

Học lái xe ô tô số tự động cực dễ trong 15 phút (Nguồn: Tuấn Trung Tá).

10 Kỹ năng cần biết khi lái xe ô tô số tự động tài mới nên biết ( Nguồn: Học lái xe không khó).

Lần đầu học lái xe số tự động cần luyện tập những kỹ năng nào ( Nguồn: Học lái xe không khó).

Các Lưu Ý Cần Nắm Khi Lái Xe Số Tự Động

Đạp phanh khi khởi động xe

Trước khi bắt đầu khởi động xe, người điều khiển phải đặt số ở vị trí P, đạp phanh chân và kéo phanh tay để tránh trường hợp xe tăng tốc đột ngột gây mất an toàn.

Đạp phanh và đạp ga bằng chân phải

Thói quen dùng 2 chân điều khiển xe ô tô vô cùng nguy hiểm bởi:

  • Dùng chân trái đạp phanh sẽ hơi chéo nên phanh gấp thường không đủ lực, phản xạ chậm.
  • Dễ mắc phải lỗi đạp phanh và ga cùng lực làm hao mòn lốp, má phanh, gây hại hộp số và hao xăng.

Nhiều trường hợp khẩn cấp đạp nhầm chân phanh và chân ga khi sử dụng hai chân điều khiển phương tiện gây mất an toàn giao thông.

Đạp phanh nếu hộp số chuyển từ chế độ P hoặc N sang số khác

Hộp số chuyển từ chế độ P hoặc N sang số khác thì người điều khiển phương tiện cần đạp phanh, không đạp ga tránh trường hợp tăng tốc đột ngột. Ngoài ra, nếu chuyển từ số khác sang N cũng cần đạp phanh để không bị mất lái.

Để chân chờ trên vị trí đạp phanh

Khi dừng xe tạm thời, nhiều người vô tình để chân chờ mà không đạp phanh – vi phạm nguyên tắc “không phanh thì ga” trong điều khiển phương tiện. Nếu xảy ra tình huống bất ngờ, người điều khiển phương tiện rất dễ dẫm vào chân ga gây nên nguy hiểm.

Vừa rồi là hướng dẫn lái xe số tự động an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông. Nếu còn thắc mắc đến việc lái xe số hoặc có nhu cầu bảo trì – bảo dưỡng xe ô tô, liên hệ Thanh Phong để được hỗ trợ tốt nhất!

Rate this post

ĐỂ LẠI LỜI BÌNH

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling, BYD.

 

>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<