Có Nên Mua Xe Van Cũ Không? Kinh Nghiệm Tránh Rủi Ro

Có Nên Mua Xe Tải Van Cũ Không?

Xe van cũ là loại xe tải nhỏ, đã qua sử dụng, có khoang sau dùng để chở người hoặc chở hàng. Dòng xe này thường được sử dụng để chở hàng, chở khách hoặc phục vụ cho mục đích cá nhân. 

Mua xe tải van cũ có lợi về giá mua, chi phí thuế, bảo hiểm, mức độ khấu hao thấp hơn so với xe mới. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều rủi ro về hư hỏng, pháp lý, bảo hành và công nghệ. Do đó bạn chỉ nên mua xe trong trường hợp tài chính thấp, không quan tâm tới công nghệ mới, nhu cầu sử dụng ngắn hạn và có kinh nghiệm mua xe cũ. 

Khi mua xe van cũ, cần xác định kế hoạch và ngân sách cụ thể, tìm kiếm xe  phù hợp, kiểm tra xe, thương lượng giá và hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để hạn chế những rủi ro không mong muốn xảy ra.

Một số cái tên nổi bật trên thị trường xe van cũ phải kể đến: Mercedes-Benz Sprinter, Ford Transit, Volkswagen Transporter, Renault Trafic, Fiat Ducato. Giá của xe van cũ sẽ bị tác động bởi các yếu tố như thương hiệu và phân khúc xe, tình trạng xe hoạt động, đời xe, mức độ khan hiếm trên thị trường và nhu cầu thị trường. 

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn sẽ có lựa chọn về xe sàn hay tự động, xe xăng hay dầu,… Nếu vẫn chưa chọn cho mình được chiếc xe phù hợp, liên hệ với Thanh Phong Auto để được tư vấn mua xe van cũ chất lượng, giá tốt. 

Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn khi mua xe van cũ. Cùng khám phá nhé!

1. Nên hay không nên mua xe tải van cũ?

Mua xe van cũ có giá rẻ, chi phí bảo hiểm, thuế thấp và mức độ khấu hao ít hơn so với xe mới. Hơn nữa, thị trường xe van cũ khá đa dạng về mẫu mã, đời xe, giá cả… để đáp ứng đầy đủ nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, mua xe cũ cũng tồn tại nhiều rủi ro như xe hư hỏng, gian lận về tình trạng sử dụng xe, bảo hành và thiếu các tính năng công nghệ mới. 

Có Nên Mua Xe Tải Van Cũ Không?
Có Nên Mua Xe Tải Van Cũ Không?

Bạn chỉ nên mua xe van cũ khi tài chính hạn chế, nhu cầu sử dụng ngắn hạn, đã có kinh nghiệm mua bán xe cũ. 

1.1 Mua xe tải van cũ có những ưu điểm nào?

Mua xe van cũ có nhiều lợi ích như giá rẻ, khấu hao thấp, chi phí thấp, lựa chọn đa dạng, mua bán dễ dàng và ít rủi ro. Cụ thể như sau: 

  • Giá thành rẻ: So với việc mua một chiếc xe van mới, việc mua xe van cũ thường có giá rẻ hơn đáng kể. 
  • Khấu hao thấp: Xe van cũ đã trải qua giai đoạn khấu hao giá trị lớn nhất, vì vậy, việc mất giá sau khi mua sẽ ít hơn so với việc mua xe mới. Bạn cũng có thể bán lại xe với giá tương đối ổn định sau một thời gian sử dụng.
  • Chi phí bảo hiểm và thuế: Chi phí đăng ký, bảo hiểm và thuế phí thấp hơn so với xe mới.
  • Lựa chọn đa dạng: Thị trường xe van cũ có nhiều lựa chọn về thương hiệu, mẫu mã, đời xe và giá cả. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm một chiếc xe van phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.
  • Mua bán dễ dàng: Xe van cũ có nhu cầu thị trường cao, do đó bạn có thể dễ dàng mua bán, thanh khoản nhanh chóng.
  • Ít rủi ro: Xe van cũ thường được sử dụng cho mục đích kinh doanh, do đó đã được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.

1.2 Xe tải van cũ có nhược điểm, rủi ro nào không?

Mua xe van cũ tiềm ẩn nhiều rủi ro như hư hỏng, gian lận, bảo hành khó khăn, và hạn chế về tính năng, công nghệ. Cụ thể như sau: 

  • Hư hỏng và trục trặc: Xe van cũ có thể đã qua sử dụng nhiều năm, dẫn đến hao mòn động cơ, hộp số và các bộ phận khác. Nguy cơ mua phải xe bị hỏng hóc, tai nạn hoặc ngập nước cao hơn so với xe mới.
  • Gian lận: Khi mua xe cũ thì có thể gặp phải các trường hợp gian lận về số km, lịch sử sử dụng, tình trạng xe…
  • Bảo hành khó khăn: Xe van cũ thường không được bảo hành chính hãng. Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng có thể cao hơn so với xe mới do khó tìm được thiết bị thay thế cho các dòng xe đời cũ.
  • Hạn chế về tính năng và công nghệ: Xe van cũ có thể không được trang bị các tính năng và công nghệ mới nhất. Nếu bạn quan tâm đến các tính năng tiên tiến, việc mua xe van cũ có thể không đáp ứng được mong đợi của bạn.

1.3 Khi nào nên mua xe van cũ?

Nên mua xe van cũ trong trường hợp bạn có tài chính hạn hẹp, không cần đến các công nghệ hiện đại, nhu cầu sử dụng ngắn hạn, có kinh nghiệm kiểm tra và mua xe cũ. 

  • Ngân sách hạn chế: Nếu bạn có ngân sách hạn chế và không muốn đầu tư một số tiền lớn vào một chiếc xe mới, mua xe van cũ có thể là lựa chọn phù hợp. Xe van cũ thường có giá thành thấp hơn so với xe mới, cho phép bạn tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.
  • Sử dụng cá nhân không cần tính năng mới nhất: Nếu bạn sử dụng xe van cho các mục đích cá nhân như chở hàng hóa, chở đồ đạc hoặc du lịch gia đình và không cần những tính năng tiên tiến mới nhất, mua xe van cũ có thể đáp ứng được nhu cầu mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
  • Kiểm soát mất giá: Xe mới thường mất giá mạnh trong những năm đầu tiên. Còn giá trị của xe van cũ sẽ ổn định hơn và ít biến động hơn so với xe mới. Bạn không phải lo lắng về việc mất giá quá nhiều khi bán lại xe sau này.
  • Có kinh nghiệm mua bán xe cũ: Bạn có kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá tình trạng xe van cũ để chọn được chiếc xe giá tốt phù hợp với nhu cầu. 

2. Làm thế nào dể tránh những rủi ro khi mua xe van cũ?

Để tránh được những rủi ro khi mua xe van cũ, bạn cần lên kế hoạch và xác định ngân sách mua xe cụ thể, tìm xe ở nhiều nguồn, kiểm tra tình trạng xe, cân nhắc và thương lượng mức giá phù hợp và hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết. 

Kinh Nghiệm Mua Xe Tải Van Cũ
Kinh Nghiệm Mua Xe Tải Van Cũ

2.1 Lên kế hoạch và ngân sách cụ thể

  • Nhu cầu sử dụng: Xác định nhu cầu sử dụng xe van cũ, bao gồm mục đích sử dụng (chở hàng hóa, vật liệu, du lịch gia đình, kinh doanh dịch vụ). Từ đó lựa chọn xe có kích thước và tải trọng phù hợp, số lượng chỗ ngồi cần thiết. 
  • Khả năng chi trả: Tính toán số tiền có thể chi trả cho việc mua xe, khả năng vay mượn từ ngân hàng/ người thân và lãi suất. Sau đó ước tính chi phí sở hữu xe (chi phí mua, bảo hiểm, lệ phí đăng ký, sang tên…) để cân đối sao cho phù hợp nhất. 
  • Dự phòng chi phí sửa chữa bất ngờ: Xe van cũ có thể phát sinh hư hỏng bất ngờ, do đó cần khoản chi phí dự phòng để sửa chữa và thay thế phụ tùng. 

2.2 Tìm kiếm xe van cũ phù hợp

So sánh ưu nhược điểm từng chiếc xe van cùng phân khúc, thương hiệu giữa các kênh mua bán khác nhau:

  • Online: Các trang web rao bán xe cũ uy tín (chotot.com, bonbanh.com), website đại lý xe cũ, nhóm facebook mua bán xe.
  • Chợ xe cũ/ cửa hàng bán xe cũ: Bạn có thể kiểm tra xe trực tiếp trước khi mua để đảm bảo xe còn tốt và không có vấn đề gì.
  • Người quen: bạn bè, đồng nghiệp, người thân… 

Sau đó cân nhắc lựa chọn chiếc xe thích hợp với nhu cầu và ngân sách của bản thân.

2.3 Kiểm tra tình trạng xe van kỹ càng

Để đánh giá đúng giá trị xe van cũ và quyết định có nên mua hay không, bạn cần kiểm tra tình trạng thân vỏ, động cơ, hộp số, nội thất và tình trạng bảo dưỡng.

  • Kiểm tra tình trạng thân vỏ xe: Xem có dấu hiệu trầy xước, móp méo, dấu hiệu va chạm hay không? Vỏ xe có còn mới hay gỉ sét? Lớp sơn xe như thế nào? Hệ thống kính chắn gió, đèn xe còn hoạt động tốt không? 
  • Kiểm tra tình trạng động cơ xe: Thông qua âm thanh động cơ phát ra, khả năng khởi động, vận hành và tình trạng dầu nhớt, nước làm mát.
  • Kiểm tra trình trạng hộp số: Khi sang số và vào số có êm không?
  • Kiểm tra tình trạng nội thất: Đánh giá tình trạng hư hỏng và mức độ hao mòn ghế ngồi, sàn xe, trần xe, hệ thống điện, điều hòa, âm thanh.
  • Kiểm tra tình trạng bảo dưỡng: Sổ bảo hành, hóa đơn sửa chữa và lịch sử sử dụng xe

Từ đó quyết định có mua xe không và mua với giá bao nhiêu. 

2.4 Thương lượng giá

Xác định mức giá mua xe van cũ hợp lý:

  • Dựa trên giá thị trường: Tham khảo giá xe van cũ trên các trang web uy tín. Sau đó so sánh giá xe cùng đời, cùng thương hiệu, cùng tải trọng và xác định mức giá trung bình của thị trường.
  • Dựa vào tình trạng xe: Thuê thợ có chuyên môn cao kiểm tra và đánh giá tình trạng ngoại thất, nội thất, động cơ, hộp số; xác định mức độ hao mòn, hư hỏng của xe. Từ đó điều chỉnh mức giá dựa vào tình trạng xe van cũ. 

Sau đó tiến hành thương lượng giá, nêu rõ các khoản phụ phí như phí đăng ký xe, phí bảo hiểm… sẽ do ai chịu trách nhiệm thanh toán.

2.5 Hoàn thành pháp lý và thủ tục cần thiết

  • Kiểm tra giấy tờ xe: Cà vẹt xe, đăng ký kinh doanh (nếu có), hợp đồng mua bán xe, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xe.
  • Soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán xe: Hợp đồng có các điều khoản rõ ràng, ràng buộc, ghi rõ chính sách bảo hành, đổi trả (nếu có). 
  • Sang tên đổi chủ: Tiến hành đăng ký sang tên đổi chủ xe van theo quy định của nhà nước. 
  • Mua bảo hiểm: Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và cân nhắc mua bảo hiểm thân vỏ (tùy chọn). 

3. Những câu hỏi liên quan tới chủ để mua xe van cũ

3.1 Nên mua xe van cũ loại nào tốt?

Khi mua xe van cũ, bạn có thể cân nhắc tham khảo các dòng sản phẩm sau: Mercedes-Benz Sprinter, Ford Transit, Volkswagen Transporter, Renault Trafic, Fiat Ducato. 

  • Mercedes-Benz Sprinter: Sprinter của Mercedes-Benz được biết đến với độ bền cao, hiệu suất mạnh mẽ và tính linh hoạt. Thương hiệu này cung cấp nhiều phiên bản từ van nhỏ đến van lớn. Sprinter cũng thường có nhiều tính năng tiện ích và công nghệ tiên tiến.
Xe Tải Van Mercedes-Benz Sprinter
Xe Tải Van Mercedes-Benz Sprinter
  • Ford Transit: Ford Transit là một trong những mẫu xe van phổ biến nhất trên thị trường. Ford Transit có nhiều kiểu dáng và kích thước, với ưu điểm chung là hệ thống động cơ mạnh mẽ và tính năng an toàn vượt trội.
Xe Van Ford Transit L
Xe Van Ford Transit 
  • Volkswagen Transporter: Volkswagen Transporter, hay còn gọi là VW T-Series, là một lựa chọn phổ biến trong phân khúc xe van. Dòng xe này nổi tiếng với thiết kế đẹp và khả năng vận hành ổn định. Transporter cũng có nhiều phiên bản và tùy chọn động cơ để phù hợp với nhu cầu của bạn.
Xe Van Volkswagen Transporter
Xe Van Volkswagen Transporter
  • Renault Trafic: Renault Trafic là một chiếc xe van phổ biến ở châu Âu. Sản phẩm được đánh giá cao về khả năng vận hành, không gian nội thất rộng rãi và nhiều tính năng tiện ích.
Xe Van Renault Trafic
Xe Van Renault Trafic
  • Fiat Ducato: Fiat Ducato là một lựa chọn chất lượng với khả năng vận hành tốt, không gian lớn và khối động cơ mạnh mẽ.
Fiat Ducato
Fiat Ducato

Tham khảo chi tiết ưu nhược điểm, giá bán của một số dòng xe tải van ở bài viết: “Top 7 Dòng Xe Tải Van Tốt, Được Tin Dùng Hiện Nay” mà Thanh Phong đã chia sẻ trước đây!

3.2 Những yếu tố nào ảnh hưởng tới giá xe van cũ?

Giá xe van cũ bị ảnh hưởng bởi: thương hiệu và phân khúc xe, tình trạng xe hoạt động, đời xe, mức độ khan hiếm trên thị trường và nhu cầu thị trường. Phân tích các yếu tố tác động tới giá xe:

  • Thương hiệu và phân khúc xe: 
    • Mức độ phổ biến và uy tín của thương hiệu càng cao thì giá xe càng mắc. 
    • Xe van tải trọng lớn, chở khách, chuyên dụng có giá cao hơn xe van tải trọng nhỏ
  • Tình trạng hoạt động xe: Giá phụ thuộc vào độ mới, tình trạng xe, số km đã chạy. Xe càng hoạt động lâu, chạy nhiều cây số, mức độ hao mòn càng lớn thì giá càng rẻ.
  • Đời xe (mới, cũ): Đời xe càng mới thì giá bán càng cao.
  • Mức độ khan hiếm trên thị trường:
    • Xe khan hiếm: Giá cao hơn do nhu cầu cao hơn nguồn cung. Ví dụ: xe van đời cũ, phiên bản đặc biệt.
    • Xe phổ biến: Giá cạnh tranh hơn do nguồn cung dồi dào.
  • Nhu cầu thị trường: Nhu cầu càng cao thì giá càng tăng do cạnh tranh giữa người mua. 

3.3 Nên mua xe van cũ số sàn hay số tự động?

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng (thường xuyên đi trong thành phố hay đường trường), khả năng lái xe và ngân sách mà bạn sẽ có lựa chọn phù hợp.

  • Mua xe van cũ số sàn sẽ tiết kiệm nhiên liệu, giá rẻ hơn, dễ sửa chữa. Tuy nhiên, lái xe khó khăn hơn, đặc biệt trong thành phố.
  • Mua xe van cũ sẽ lái xe dễ dàng hơn, thoải mái hơn khi di chuyển trong thành phố. Điểm trừ là tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, giá cao hơn, và khó sửa chữa hơn.

3.4 Nên mua xe van cũ chạy xăng hay chạy dầu?

Nếu cần xe giá rẻ, dễ bảo dưỡng thì bạn nên mua xe van chạy xăng. Tuy nhiên, xe xăng sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.

Nên chọn xe van chạy dầu nếu thường xuyên sử dụng, muốn tiết kiệm nhiên liệu hơn, bền bỉ hơn. Nhưng nhược điểm của xe dầu là giá cao hơn, bảo dưỡng phức tạp hơn và tiếng ồn lớn hơn.

3.5 Xe van cũ có phù hợp với gia đình hay không?

Nếu gia đình bạn có nhiều người (5-7 người) hoặc thường xuyên đi du lịch, cần chở nhiều đồ đạc thì xe van cũ là một lựa chọn khá phù hợp. Nhưng nếu gia đình bạn chỉ có 4 người trở xuống, ít đi du lịch và không cần chở nhiều đồ đạc thì nên cân nhắc các loại xe khác.

3.6 Mua xe ô tô cũ ở đâu uy tín, chất lượng?

Thanh Phong Auto tự hào là một trong những địa chỉ mua bán xe cũ uy tín, chất lượng tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, Thanh Phong Auto đã cung cấp cho khách hàng hàng trăm chiếc xe cũ chất lượng, giá cả hợp lý.

Lý do nên mua xe tại Thanh Phong Auto:

  • Xe cũ có nguồn gốc rõ ràng, giấy tờ đầy đủ.
  • Xe được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nhập kho, đảm bảo chất lượng tốt nhất.
  • Hỗ trợ sang tên đổi chủ, tân trang xe cũ… 
  • Cung cấp đa dạng các loại xe: xe sedan, xe van, xe bán tải, xe tải… từ phổ thông cho tới hạng sang.
  • Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng.
  • Các dịch vụ đi kèm như: sang tên đổi chủ, bảo hành, bảo dưỡng, tư vấn bảo hiểm… được thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp.
  • Mức giá cạnh tranh với nhiều ưu đãi hấp dẫn. 

Liên hệ để được Thanh Phong Auto mua xe van cũ chất lượng, giá tốt. 

4.3/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ LẠI LỜI BÌNH

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling.

 

>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<