9 Hư Hỏng Thường Gặp Của Hệ Thống Phanh & Cách Sửa Chữa

- 9 Hư Hỏng Thường Gặp Của Hệ Thống Phanh & Cách Sửa Chữa
Ngày cập nhật mới nhất: 07/06/2024

Trong quá trình vận hành, hệ thống phanh là một trong những cơ cấu quan trọng và phức tạp nhất của xe ô tô. Với nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách, hệ thống phanh luôn phải đối mặt với các tác động mạnh mẽ từ lực ma sát, nhiệt độ cao, và áp lực lớn. Điều này khiến các thành phần cấu thành trong hệ thống như đĩa phanh, má phanh, dầu phanh, và xi lanh phanh dễ bị hư hỏng hoặc hao mòn theo thời gian.

Theo một nghiên cứu của Bosch, một nhà sản xuất phụ tùng ô tô hàng đầu thế giới, khoảng 17% tai nạn giao thông đường bộ có liên quan đến lỗi hệ thống phanh.

Các hư hỏng phổ biến trong hệ thống phanh bao gồm mòn lốp đĩa phanh, rò rỉ dầu phanh, kẹt hoặc hỏng xi lanh phanh, và mất hiệu suất phanh do bị đóng cặn hoặc khí trong dầu phanh. Ngoài ra, các vấn đề như rung lắc khi phanh, tiếng kêu lạ từ hệ thống phanh, hoặc hiện tượng xe kéo đều có thể là dấu hiệu của sự cố trong hệ thống phanh.

Bài viết sau đây Thanh Phong Auto xin gửi đến các bạn 9 hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh và cách sửa chữa đơn giản nhất, đạt hiệu quả tốt nhất. Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Mức dầu phanh thấp

Trường hợp khi xảy ra hiện tượng mức dầu phanh ô tô thấp có thể là do có rò rỉ phần bên trong của hệ thống hoặc do bị mòn má phanh. Nếu do rò rỉ thì đèn báo phanh trên taplo lúc này sẽ bật sáng. Trong hệ thống phanh khi xảy ra sự rò rỉ sẽ rất nguy hiểm vì trường hợp xấu nhất có thể xảy ra khi xe đang di chuyển là phanh không ăn.

Những chi tiết cần phải kiểm tra lúc này chính là xilanh, đường ống dầu phanh, xilanh phanh ở các bánh xe và cùm phanh. Chi tiết hư hỏng cần được thay thế nếu như có phát hiện rò rỉ. Trước khi các vấn đề được khắc phục và sửa chữa bạn tuyệt đối không nên sử dụng xe.

dầu phanh ô tô
Giữ cho mức dầu phanh luôn đảm bảo

Bàn đạp phanh thấp

Khi bị kẹt thanh điều chỉnh guốc phanh ở các bánh sau hoặc guốc phanh điều chỉnh sai thì có thể sẽ xảy ra hiện tượng bàn đạp phanh thấp. Lúc này để khôi phục lại được độ cao của bàn đạp phanh bạn chỉ cần cài đặt lại thanh điều chỉnh guốc phanh.

bàn đạp phanh
Bàn đạp phanh quá thấp phanh sẽ không ăn

Bàn đạp phanh nhẹ

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng bàn đạp phanh nhẹ như:

  • Quy trình xả gió trong hệ thống phanh không được chính xác
  • Dầu phanh ở mức thấp
  • Trong hệ thống phanh có chứa không khí

Để có thể sửa chữa được lỗi bàn đạp nhanh nhẹ rất đơn giản, bạn chỉ cần châm thêm một ít dầu phanh vào hệ thống hoặc cần tiến hành các bước xả gió lại.

Nguyên nhân bàn đạp phanh quá nhẹ
Bàn đạp phanh quá nhẹ có nhiều nguyên nhân

Hành trình Pedal phanh lớn

Một số nguyên nhân có thể làm cho hành trình Pedal phanh lớn bao gồm:

  • Cài đặt sai độ cao guốc phanh ở các bánh xe sau
  • Trong hệ thống phanh có chứa không khí
  • Má phanh sau và má phanh trước bị mòn

Nếu trường hợp này xảy ra bạn có thể nhận biết rất đơn giản vì lúc này phanh xe của bạn sẽ không ăn, hoặc nếu phanh có ăn thì bạn cần đạp Pedal phanh đi nhiều hơn.

Rung bàn đạp thắng ô tô

Nếu trong khi đang lái xe chân bạn cảm nhận được bàn đạp phanh bị rung thì có thể do một số lý do các má phanh và đĩa phanh bị mòn không đều. Lúc này bạn chỉ cần rà lại các đĩa phanh hoặc lập tức thay thế các má phanh nhằm để chúng ăn khớp được với nhau.

Khi phanh có tiếng ồn phát ra

Một khi lớp bố phanh bị mòn hết và má phanh chỉ còn lại lớp vật liệu cứng bên trong thì chứng tỏ má phanh đã quá mòn. Lúc này bạn đạp phanh thì đĩa phanh và má phanh sẽ cọ xát vào nhau và phát ra tiếng rít vô cùng khó nghe. Để đĩa phanh không bị mòn nhanh và không xuất hiện những vết xước thì bạn nên lập tức phải thay ngay má phanh.

phanh xe phát ra tiếng ồn
Phanh phát ra tiếng ồn do bố phanh mòn

Khi thắng xe bị lao sang một bên

Khi độ ăn của 2 bánh trước không đều nhau thì hiện tượng khiến xe bị lao sang một bên khi phanh sẽ xảy ra. Điều này có thể là do phanh của bánh bên phải ăn hơn bánh bên trái và ngược lại. Độ cao guốc phanh của 2 bánh trước bạn đều chỉnh không đều nhau hoặc khi phanh một bánh bị bó kẹt cũng sẽ khiến xe bị lao sang một bên.

Để có thể khắc phục và sửa chữa vấn đề này cũng không quá khó, bạn chỉ cần kiểm tra xem xilanh bánh xe có bị kẹt hay không? hoặc điều chỉnh lại độ cao guốc phanh của 2 bánh xe phía trước.

phanh ô tô
Phanh xe bị lao sang 1 bên do 2 bên mòn không đều nhau

Bàn đạp phanh bị cứng

Để có thể giúp hỗ trợ lực phanh thì thông thường sẽ có bầu trợ lực phanh, do đó bạn không cần phải tác động quá nhiều lực lên pedal phanh mà lúc này phanh nó vẫn ăn và hoạt động bình thường.

Khi pedal có hiện tượng cứng hơn chứng tỏ bộ phận bầu lực phanh đang bị hỏng. Khi xe có hiện tượng này xảy ra bạn có thể cần lập tức phải thay ngay bầu lực phanh mới hoặc nên kiểm tra đường ống chân không của bầu lực phanh có tốt hay không.

Bó phanh

Bó phanh xảy ra do sự cố trong thao tác phanh như: điều chỉnh sai phanh tay, phanh chân không đúng, lò xo trong má phanh bị hư, kẹt xilanh, hỏng xilanh tổng, khô dầu ắc quy,… Mặc dù tài xế đã thôi tác động lực lên bàn đạp phanh nhưng phanh vẫn không chịu nhả.

Tình trạng bó phanh diễn ra khá phổ biến, do đó các tài xế xe oto cần cần nắm bắt dấu hiệu để có hướng khắc phục nhanh chóng, hiệu quả.

Lưu ý khi sửa chữa hệ thống má phanh xe ô tô

Má phanh là một trong những phụ tùng quan trọng nhất trong hệ thống phanh ô tô, chúng giúp quá trình phanh thắng an toàn và quyết định khá lớn đến tốc độ dừng của xe. Sau một thời gian sử dụng, má phanh ô tô sẽ dần bị mòn, hư hỏng và cần được thay thế kịp thời. Vì vậy, bạn cần lưu ý về một số điểm sau:

kiến thức về má phanh ô tô
Má phanh ô tô

Những thói quen xấu khiến má phanh nhanh chóng bị mòn

Má phanh bị mòn là do các nguyên nhân:

  • Phanh gấp, phanh giật cục là khiến má phanh nhanh chóng bị mòn, hỏng kẹp phanh.
  • Rà phanh trên đường dốc sẽ khiến nhiệt độ phanh tăng cao và gây ra hư hỏng. Đặc biệt, khi nhiệt độ má phanh lên đến 600-700⁰C thì sẽ gây ra hiện tượng mất phanh và dễ gây nên tai nạn.
  • Thường xuyên chở quá tải cũng ảnh hưởng đến quá trình phanh thắng và giảm tuổi thọ má phanh.

Dấu hiệu nhận biết má phanh bị hư hỏng

Các dấu hiệu nhận biết má phanh bị hư hỏng bao gồm:

  • Phanh bị lệch: Xe ô tô có xu hướng bị lệch (bên trái hoặc bên phải) khi đạp phanh thì có thể má phanh đang bị hư hỏng. Nếu không được thay mới thì sẽ dễ xảy ra hiện tượng mất lái.
  • Cảnh báo của cảm biến báo mòn: Má phanh ô tô thường được gắn thêm một bộ phận cảm biến, khi má phanh bị mòn quá mức chuẩn thì cảm biến sẽ có cảnh báo.
  • Một số dấu hiệu khác như: Đạp phanh không có lực, Phanh cứng, Bó phanh, Phanh mất độ bám,…

Nếu nhận thấy có dấu hiệu má phanh hư hỏng, bạn cần đến ngay gara để kiểm tra để đảm bảo an toàn.

Chú ý thời điểm kiểm tra – thay thế má phanh

Cho dù sử dụng xe cẩn thận và không thấy bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào của má phanh thì bạn cũng cần kiểm tra xe ô tô định kỳ theo các mốc sau:

  • Sau mốc 80.000km hoặc sau 2 năm sử dụng xe.
  • Nên kiểm tra sớm hơn nếu sử dụng ô tô trong khu vực đông dân cư, thường xuyên tắc đường.
ưu nhược điểm các loại má phanh ô tô
Các loại má phanh ô tô

Lưu ý, trên thị trường hiện có khá nhiều loại má phanh dành cho ô tô như:

Những loại má phanh ô tô được sử dụng nhiều bao gồm: má phanh kim loại, má phanh gốm, má phanh hữu cơ:

  • Má phanh kim loại: được làm từ kim loại, hoạt động tốt cả ở nhiệt độ cao.
  • Má phanh gốm: được làm từ sợi đồng và sợi ceramic trộn lẫn với nhau, sử dụng tốt và có độ bền cao.
  • Má phanh hữu cơ: được làm từ sợi hữu cơ phi kim, sử dụng êm và ít gây tiếng ồn.

Tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện kinh tế mà bạn nên lựa chọn loại má phanh cho phù hợp.

Những câu hỏi thường gặp nhất về hệ thống thắng ô tô

1. Tần suất kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh nên là bao lâu?

Bạn nên kiểm tra hệ thống phanh ô tô định kỳ mỗi 10.000 – 15.000 km hoặc 6 tháng một lần, tùy theo điều kiện sử dụng xe. Nếu thường xuyên di chuyển trong khu vực đô thị đông đúc, nên rút ngắn chu kỳ kiểm tra xuống còn 5.000 – 10.000 km. Đọc ngay bài viết chia sẻ tất tần tật về hệ thống phanh/ thắng xe ô tô chi tiết nhất.

2. Tuổi thọ trung bình của má phanh ô tô là bao nhiêu?

Tuổi thọ của má phanh phụ thuộc vào chất liệu và điều kiện sử dụng. Thông thường, má phanh kim loại có tuổi thọ khoảng 60.000 – 80.000 km, má phanh gốm khoảng 80.000 – 100.000 km, và má phanh hữu cơ khoảng 40.000 – 60.000 km. Tuy nhiên, nếu thường xuyên phanh gấp, phanh giật cục hoặc chở quá tải, tuổi thọ má phanh sẽ giảm đáng kể.

3. Cách xử lý khi gặp tình trạng bó phanh trên đường?

Nếu gặp tình trạng bó phanh, bạn cần bình tĩnh xử lý theo các bước sau:

  • Rút chân khỏi chân ga, giữ chân phanh và tay lái thật chắc
  • Gài số về vị trí N (số mo)
  • Bật đèn cảnh báo nguy hiểm
  • Dừng xe một cách an toàn ở lề đường hoặc nơi thoáng đãng
  • Gọi cứu hộ để kiểm tra và xử lý sự cố

4. Mức dầu phanh tối thiểu và tối đa trong bình chứa là bao nhiêu?

Mức dầu phanh tối thiểu và tối đa thường được đánh dấu rõ trên thành bình chứa. Thông thường, mức dầu phanh tối thiểu là vạch “MIN” hoặc “LOW”, và mức tối đa là vạch “MAX” hoặc “FULL”. Mức dầu phanh nên luôn được duy trì ở khoảng giữa hai vạch này.

5. Có nên tự ý thay dầu phanh tại nhà không?

Không nên tự ý thay dầu phanh tại nhà nếu bạn không có kiến thức và dụng cụ chuyên dụng. Việc thay dầu phanh không đúng cách có thể khiến hệ thống phanh bị lẫn khí, gây nguy hiểm khi sử dụng. Tốt nhất, bạn nên đưa xe đến gara chuyên nghiệp để được kiểm tra và thay dầu phanh một cách an toàn, đúng kỹ thuật.

6. Có thể tự kiểm tra độ mòn của má phanh không?

Bạn có thể tự kiểm tra độ mòn của má phanh bằng cách:

  • Quan sát qua khe bánh xe: Nếu thấy lớp má phanh mỏng dưới 3mm, cần thay má phanh mới.
  • Lắng nghe tiếng ồn khi phanh: Tiếng rít chói tai khi phanh là dấu hiệu cho thấy má phanh đã mòn quá mức cho phép.
  • Kiểm tra đèn báo trên taplo: Một số xe được trang bị cảm biến báo mòn má phanh. Khi má phanh mòn tới hạn, đèn báo trên taplo sẽ sáng.

7. Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ của má phanh ô tô?

Để kéo dài tuổi thọ của má phanh, bạn cần:

  • Tránh phanh gấp, phanh giật cục
  • Giảm tốc độ từ từ trước khi phanh
  • Tránh rà phanh liên tục khi xuống dốc
  • Không chở quá tải so với khuyến cáo của nhà sản xuất
  • Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ

8. Những dấu hiệu nào cho thấy hệ thống trợ lực phanh đang gặp vấn đề?

Một số dấu hiệu của hệ thống trợ lực phanh gặp vấn đề bao gồm:

  • Bàn đạp phanh bị cứng hoặc nặng hơn bình thường
  • Hành trình bàn đạp phanh dài hơn bình thường
  • Có tiếng rít hoặc tiếng ồn bất thường khi đạp phanh
  • Xe bị lệch sang một bên khi phanh

9. Đĩa phanh bị biến dạng có thể tự phục hồi được không?

Không, đĩa phanh bị biến dạng không thể tự phục hồi được. Lúc này, bạn cần đưa xe đến gara để tiện hành kiểm tra và thay thế đĩa phanh mới nếu cần thiết. Việc sử dụng đĩa phanh đã biến dạng có thể khiến cho xe bị rung giật khi phanh, thậm chí gây mất kiểm soát và dẫn đến tai nạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Nguyên nhân & dấu hiệu nhận biết đĩa phanh ô tô bị vênh hiệu quả, đơn giản nhất.

10. Có nên thay má phanh và đĩa phanh cùng lúc không?

Nếu chỉ má phanh bị mòn trong khi đĩa phanh vẫn còn tốt, bạn chỉ cần thay má phanh mới. Tuy nhiên, nếu đĩa phanh đã mỏng, biến dạng hoặc xuất hiện các vết rạn nứt, cần thay cả má phanh và đĩa phanh để đảm bảo an toàn và hiệu quả phanh tối ưu. Thông thường, đĩa phanh có tuổi thọ cao hơn má phanh và chỉ cần thay sau 2-3 lần thay má phanh.

11. Có cần phải thay má phanh cho cả 4 bánh xe cùng lúc không?

Các chuyên gia khuyến cáo nên thay má phanh cho cả 4 bánh xe cùng lúc để đảm bảo cân bằng lực phanh, tránh tình trạng xe bị lệch khi phanh. Việc chỉ thay má phanh cho 1 hoặc 2 bánh xe có thể khiến cho xe mất cân bằng, ảnh hưởng đến độ an toàn khi vận hành, đặc biệt là trong điều kiện đường trơn trượt.

12. Sử dụng má phanh giả, kém chất lượng có những nguy hiểm gì?

Sử dụng má phanh giả, kém chất lượng có thể gây ra những nguy hiểm như:

  • Giảm hiệu quả phanh, khiến quãng đường phanh dài hơn
  • Nhanh mòn, thậm chí bong tróc trong quá trình sử dụng
  • Gây hư hỏng đĩa phanh do ma sát không đều
  • Ảnh hưởng đến các chi tiết khác trong hệ thống phanh
  • Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi vận hành. Vì vậy, bạn nên lựa chọn má phanh chính hãng hoặc từ các thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng để thay thế cho ô tô của mình.

13. Địa chỉ sửa chữa phanh xe ô tô uy tín, giá rẻ?

Thanh Phong Auto được mọi người biết đến là một trong những chuyên gia bảo dưỡng, sửa chữa ô tô với chất lượng hàng đầu. tất cả các hạng mục của xe ô tô trên nhiều dòng xe khác nhau đều được chúng tôi đảm nhiệm sửa chữa. Tham khảo dịch vụ kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh/ thắng xe ô tô tại HCM uy tín, giá rẻ nhất hiện nay.

Đơn vị của chúng tôi hội tự nhiều chuyên viên kỹ thuật đã qua đào tạo và có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Hệ thống máy móc hiện đại, chuyên dụng nên đảm bảo chất lượng sửa chữa.

Không những vậy, tất cả các mặt hàng dùng để thay thế cho xe ô tô đều được lấy trực tiếp, có nguồn gốc rõ ràng và không qua trung gian. Mức giá thành sản phẩm mà chúng tôi đưa ra được đánh giá là cạnh tranh hàng đầu trên thị trường.

Mọi chính sách bảo hành về sản phẩm, dịch vụ đều được cung cấp đến quý khách hàng cách minh bạch nhất. Đồng thời, chúng tôi cam kết bàn giao sản phẩm đúng tiến độ, phục vụ tận tình.

5/5 - (1 bình chọn)


Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling, BYD.

 

>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<