Quy Trình Kiểm Tra Và Bảo Dưỡng Hệ Thống Phanh Ô Tô

Dịch vụ kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô ở gara
Ngày cập nhật mới nhất: 19/06/2024

Hệ thống phanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn và kiểm soát cho người lái. Hệ thống phanh là một tổng thể liên kết giữa các thành phần cơ khí, thủy lực và điện tử, hoạt động hài hòa nhằm cung cấp khả năng phanh hiệu quả và đáng tin cậy trong mọi tình huống.

Để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt của xe thì việc kiểm tra bảo dưỡng cần được thực hiện thường xuyên. Chúng ta thông thường thay thế phanh/ thắng bởi những tình huống sau: Điều kiện lái, rotor (Bộ phận đĩa phanh) bị rít, chất lượng bố thắng không tốt… Kiểm tra định kỳ Hệ thống phanh/thắng cùng với thời gian thay dầu nhớt để đảm bảo an toàn cho Bộ phận phanh/thắng.

Nếu Quý khách kiểm tra hệ thống phanh/thắng quá lâu đối với kỳ thay dầu nhớt sẽ dễ dẫn đến tình trạng phải tráng lại mặt rotor, hoặc thậm chí là thay thế gây hao phí về mặt tài chính.

Vì thế, để đảm bảo an toàn cho Quý khách và cho xe, chúng ta cần phải kiểm tra bảo dưỡng định kỳ thường xuyên.

Hệ thống phanh ô tô là gì?

Hệ thống phanh ô tô là một hệ thống cơ khí được thiết kế để giảm tốc độ hoặc dừng lại một chiếc xe đang chạy. Hệ thống phanh gồm các thành phần chính sau:

  • Pedal phanh: Đây là bộ phận mà người lái xe sử dụng để kích hoạt hệ thống phanh. Khi bạn ấn vào pedal phanh, lực này sẽ được truyền tới các bộ phận khác của hệ thống.
  • Booster phanh: Đây là thiết bị tăng cường lực phanh, giúp làm giảm lực cần thiết để ấn vào pedal phanh.
  • Mâm phanh (hay đĩa phanh): Đây là nơi lực phanh được tạo ra và truyền tới các bánh xe. Khi phanh được kích hoạt, má phanh sẽ ấn vào mâm phanh, tạo ra ma sát và làm giảm tốc độ xe.
  • Dầu phanh: Là chất lỏng truyền lực phanh từ pedal phanh tới các bộ phận khác của hệ thống.

Hệ thống phanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi lái xe. Nó giúp người lái có thể dừng hoặc giảm tốc độ xe một cách nhanh chóng và an toàn.

Lưu ý khi kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh trên ô tô

Trong lúc lái xe, cần để ý xem hệ thống phanh làm việc như thế nào.

  • Nếu đạp chân trên bàn đạp thắng không thấy chắc, hoặc bàn đạp gần như chạm sàn mới “dính thắng”, thì đó là những dấu hiệu phải kiểm tra. Nguyên nhân có thể là thiếu dầu thắng, hoặc dầu bị rò rỉ đi đâu.
  • Nếu đạp thắng thấy rung xe hoặc rung tay lái là dấu chỉ cần phải thay đĩa phanh hoặc đĩa phanh đã quá mòn cần phải tráng mặt lại.
  • Cần phải lắng nghe những âm thanh chỉ dấu hao mòn. Chẳng hạn, tiếng rít ken két, hoặc âm thanh kim loại chà vào nhau cho biết lớp bố thắng đã mòn. Nếu không để ý sửa chữa kịp thời sẽ dẫn tới nhiều nguy hại trầm trọng khác.

Quy trinh kiểm tra/ bảo dưỡng hệ thống Phanh

Mở nắp capo để xem lại lượng dầu thắng trữ trong hộp. Nếu mực dầu xuống thấp, cần phải châm thêm vào. Nhưng nếu nhận thấy mực dầu sút giảm thường xuyên, đấy là chỉ dấu hiệu hệ thống bị rò đâu đó, có thể trong các đường ống dẫn dầu của hệ thống thắng.

Kiểm tra màu dầu

Dầu mới thì trong hoặc trong mờ. Dầu cũ và sắp sửa quá “đát” có màu sậm bẩn sau một thời gian dài nhiễm bụi, đất, ẩm độ… Nếu dầu thắng đã đổi sang màu sậm, thì đó là lúc phải thay luôn số dầu, chứ không phải chỉ là châm thêm cho đầy mà thôi.

- Quy Trình Kiểm Tra Và Bảo Dưỡng Hệ Thống Phanh Ô Tô

Kiểm tra hệ thống ống dẫn dầu thắng dưới gầm xe

Muốn kiểm tra hệ thống dây thắng, xe cần phải được kích lên cao. Ðể ý xem các đường dây dẫn dầu mềm (Flexible hose) và đường ống kim loại cứng có bị rò hoặc han rỉ chỗ nào không.

Ðường ống kim loại chạy dọc theo chiều dài của xe, vì thế cần phải kiểm tra tất cả. Ðồng thời phải kiểm tra đường ống cao su chuyển dầu đến các “heo dầu” nằm tại bánh xe. Với những ống mềm, nên phải xem có chỗ nào sần sượng không, bởi vì sần sượng là dấu hiệu báo trước sẽ có rò rỉ. Ðừng để cho các đường ống này chạm vào những bộ phận di động trong xe, hoặc những bộ phận phát nhiệt, chẳng hạn như ống bô.

Kiểm tra bằng cách gỡ bánh

Kiểm tra tình trạng của bộ phận đĩa phanh (rotor) trên 2 bánh trước. Ðể ý đĩa phanh có bị trầy xước gì không, đã hao mòn đến đâu. Những vết trầy xước trên mặt đĩa phanh, nếu có, là dấu hiệu có nhiều cặn bẩn (như sỏi đá, hoặc cát) bám giữa lớp bố và bề mặt đĩa phanh gây ra các tổn hại đó.

Nếu mặt đĩa phanh bị trầy xước nặng, có thể cần phải tráng mặt, hoặc thậm chí thay luôn.

Ðối với các phanh tang trống (phanh đùm) ở 2 bánh sau, chúng ta cần phải cẩn thận tháo phần trống phanh để có thể kiểm tra bên trong. Phải kiểm tra nhiều dấu hiệu khác, như thắng có bám quá nhiều bụi không, mặt tróng phanh hoặc mặt đĩa có bị cong lên không; Heo dầu có bị hư hại gì không; và dầu nhớt trong bố…

“Xả gió” trong hệ thống phanh

Sau khi đã thay đĩa phanh, thay bố và dầu, thực hiện quá trình “xả gió” cho hệ thống phanh. Điều này là do trong dầu thắng và các ống dẫn dầu còn lẫn không khí (không khí lẫn vào khi bố thắng mòn, khi lượng dầu phanh xuống thấp) khiến cho phanh kém hiệu quả hơn. Khi đó việc “xả gió” trong hệ thống phanh để đảm bảo phanh hoạt động hiệu quả và an toàn hơn.

Làm láng đĩa phanh

  • Tại sao cần Láng đĩa phanh?

Sau một thời gian sử dụng, dưới sự tác động của việc phanh cùng môi trường bên ngoài như đất, đá, nhiều độ… Những tác động này có thể gây cong vênh đĩa phanh, làm đĩa phanh bị gồ ghề hay độ dày không đồng nhất. Trong những trường hợp đó, láng đĩa phanh được coi là biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề về phanh.

- Quy Trình Kiểm Tra Và Bảo Dưỡng Hệ Thống Phanh Ô Tô

  • Ðĩa phanh bị đảo

Ðĩa phanh bị đảo khi đĩa phanh và moay-ơ không đồng tâm. Ðiều này thường xảy ra do quá trình phanh. Khi phanh, môi trường làm việc của đĩa phanh và má phanh hết sức khắc nghiệt: bề mặt bám nhiều tạp chất, nhiệt độ cao và thay đổi đột ngột nên dễ gây ra biến dạng và mòn không đều.

Ngoài ra, đĩa phanh bị đảo còn có thể do nguyên nhân bề mặt đĩa phanh lắp vào giá moay-ơ không tiếp xúc phẳng tuyệt đối. Nguyên nhân này có thể do quá trình tháo lắp hoặc do biến dạng cục bộ gây nên.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của hiện tượng đĩa phanh bị đảo là khi phanh thấy bị rung lắc bất ngờ, phanh ăn lệch một bên (cướp lái khi phanh). Khi đó chân phanh đang nhấn bàn đạp phanh, bàn đạp phanh bị rung, nẩy nhẹ; nếu lực nhấn càng lớn thì bàn đạp bị rung càng mạnh. Khi đó, lái xe cảm thấy tay lái cũng bị rung thì rõ ràng là hệ thống phanh không hiệu quả.

Ðối với các xe có hệ thống phanh ABS cần hết sức thận trọng, khi láng đĩa phanh phải xem xét đến độ dày tối thiểu cho phép. Một số xe không thể khắc phục bằng cách láng đĩa phanh mà phải thay thế đĩa phanh khi bị xước, mòn.

Những câu hỏi thường gặp (FAQ)

1. Các loại hệ thống phanh phổ biến trên ô tô hiện nay gồm những loại nào?

Các hệ thống phanh phổ biến trên ô tô bao gồm:

  • Phanh đĩa (disc brake): Được sử dụng phổ biến ở bánh trước, gồm đĩa phanh quay cùng bánh xe và má phanh.
  • Phanh tang trống (drum brake): Thường được sử dụng cho bánh sau, gồm tang trống và má phanh (còn gọi là gót phanh).
  • Phanh tay (handbrake): Là phanh cơ học, thường tác động lên bánh sau để giữ xe đỗ.
  • Phanh ABS (Anti-lock Braking System): Hệ thống chống bó cứng phanh, giúp người lái kiểm soát được hướng lái khi phanh gấp.

Để biết thêm chi tiết, đọc ngay bài viết giới thiệu tổng quan về hệ thống phanh ô tô giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, nguyên lý hoạt động cũng như nhận biết các hư hỏng thường gặp phải của hệ thống phanh.

2. Những dấu hiệu nào cho thấy hệ thống phanh ô tô cần được bảo dưỡng?

Các dấu hiệu cho thấy hệ thống phanh cần được bảo dưỡng:

  • Âm thanh bất thường khi phanh như tiếng rít, tiếng kim loại cọ vào nhau.
  • Đạp phanh không chắc, bàn đạp phanh gần chạm sàn.
  • Phanh bị rung, xe bị lệch khi phanh.
  • Đèn báo lỗi phanh sáng trên bảng táp-lô.
  • Dầu phanh bị rò rỉ, mức dầu phanh xuống thấp bất thường.

Xem thêm các hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh ô tô giúp bạn có được cách xử lý an toàn nhất khi gặp phải.

3. Tần suất bảo dưỡng hệ thống phanh được khuyến nghị là bao lâu?

Tần suất bảo dưỡng hệ thống phanh phụ thuộc vào điều kiện sử dụng và khuyến nghị của nhà sản xuất. Thông thường, nên kiểm tra hệ thống phanh mỗi 12.000 – 15.000 km hoặc 6 tháng một lần. Tuy nhiên, nếu xe thường xuyên chạy trong điều kiện khắc nghiệt như đường đồi núi, hay phải phanh gấp, thì nên rút ngắn chu kỳ kiểm tra bảo dưỡng.

4. Có nên tự bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô tại nhà không?

Hệ thống phanh liên quan trực tiếp đến an toàn, do đó việc bảo dưỡng, sửa chữa nên được thực hiện bởi thợ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, người dùng có thể tự kiểm tra một số hạng mục đơn giản như:

  • Kiểm tra mức dầu phanh, màu sắc dầu phanh.
  • Quan sát bố thắng qua lỗ kiểm tra trên đĩa phanh.
  • Lắng nghe các âm thanh bất thường khi phanh.
  • Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đưa xe đến garage uy tín để kiểm tra và xử lý kịp thời.

5. Dầu phanh bị mất có thể do những nguyên nhân nào?

Dầu phanh bị mất có thể do các nguyên nhân sau:

  • Rò rỉ từ các đường ống dẫn dầu phanh, các ống mềm, ống cứng.
  • Rò rỉ từ xi-lanh phanh do cao su cũ, bị tróc.
  • Rò rỉ từ xi-lanh chính do cao su cũ, bị tróc.
  • Nắp bình dầu phanh bị hở, làm dầu bị bay hơi.
  • Má phanh bị mòn quá mức, khiến pittông trong xi-lanh phanh bị đẩy ra xa hơn, tiêu thụ nhiều dầu phanh hơn.

Nếu phát hiện mất dầu phanh bất thường, cần đưa xe đi kiểm tra ngay để xác định chính xác vị trí rò rỉ và khắc phục kịp thời, tránh gây nguy hiểm khi lái xe.

6. Đĩa phanh bị cong vênh có thể khắc phục bằng cách nào?

Khi đĩa phanh bị cong vênh, các phương án xử lý gồm:

  • Mài mặt đĩa phanh (làng đĩa phanh): Dùng máy mài chuyên dụng để làm phẳng lại bề mặt đĩa phanh, loại bỏ phần cong vênh. Tuy nhiên, cần lưu ý không mài quá giới hạn độ dày tối thiểu của đĩa phanh.
  • Thay mới đĩa phanh: Nếu đĩa phanh đã quá mỏng hoặc biến dạng nhiều, cần thay thế bằng đĩa phanh mới để đảm bảo hiệu quả phanh và an toàn.

Việc mài đĩa phanh đòi hỏi thiết bị chuyên dụng và kỹ năng thợ lành nghề. Không nên tự ý mài đĩa phanh ở nhà vì có thể làm hỏng đĩa phanh và ảnh hưởng đến an toàn.

7. Khi thay má phanh, cần lưu ý những gì?

Khi thay má phanh, cần lưu ý các điểm sau:

  • Chọn má phanh đúng chủng loại, mã hiệu theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
  • Nên thay má phanh ở cả 2 bên cùng trục để đảm bảo cân bằng lực phanh.
  • Kiểm tra tình trạng đĩa phanh, nếu bị mòn quá mức hoặc cong vênh nhiều thì cần mài hoặc thay mới.
  • Kiểm tra và thay dầu phanh nếu cần thiết.
  • Sau khi thay, cần “xả gió” hệ thống phanh để đảm bảo không còn bọt khí trong dầu.
  • Chạy rodai phanh mới ở tốc độ thấp trong khoảng 200km đầu để má phanh “bắt” vào đĩa phanh.

Việc thay má phanh cần đúng kỹ thuật và dụng cụ chuyên dụng. Tốt nhất nên để thợ chuyên nghiệp thực hiện để đảm bảo chất lượng và an toàn.

8. Khi nào cần thay dầu phanh cho ô tô?

Dầu phanh cần được thay định kỳ theo khuyến nghị của nhà sản xuất, thường là khoảng 40.000 – 50.000 km hoặc 2-3 năm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thay dầu phanh sớm hơn:

  • Dầu phanh bị đổi màu sậm, có mùi khét, bị lẫn tạp chất.
  • Xe bị ngập nước khiến dầu phanh bị lẫn nước.
  • Có rò rỉ dầu phanh trong hệ thống.
  • Cảm giác đạp phanh bị xốp, đàn hồi kém.

Dầu phanh kém chất lượng sẽ làm giảm hiệu quả phanh, gây mòn các chi tiết trong hệ thống, thậm chí gây nguy hiểm khi phanh không ăn. Do đó, cần kiểm tra và thay dầu phanh đúng định kỳ để đảm bảo an toàn.

9. Làm gì khi gặp tình huống mất phanh khi đang lái xe?

Nếu gặp tình huống mất phanh khi đang lái xe:

  • Bình tĩnh, không hoảng loạn.
  • Bật đèn cảnh báo nguy hiểm.
  • Đạp chân ga nhả từ từ để hãm động cơ.
  • Gài số thấp dần để tăng lực hãm động cơ.
  • Kéo phanh tay từ từ để hãm xe. Lưu ý kéo từ từ và nhả ra khi thấy bánh sau bị khóa để tránh bị trượt.
  • Tìm chỗ an toàn để dừng xe như lề đường, đường thoát hiểm, khu vực bằng phẳng.
  • Sau khi dừng được xe, tắt máy, bật đèn cảnh báo, gọi cứu hộ.

Phòng ngừa tốt nhất là kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ. Nếu thấy phanh có dấu hiệu bất thường, cần đưa xe đi kiểm tra ngay để kịp thời khắc phục, tránh gặp tình huống nguy hiểm khi lái xe.

Rate this post
Chuyên đề: Dịch Vụ

ĐỂ LẠI LỜI BÌNH

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling, BYD.

 

>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<