Những Vấn Đề Của Xe Cần Kiểm Tra Trước Những Chuyến Đi

Kinh nghiệm lái xe ô tô đường dài an toàn
Ngày cập nhật mới nhất: 26/06/2024

An toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu khi lái xe tham gia giao thông. Đặc biệt là với những chặng đường dài, từ 300km hoặc 3 tiếng trở lên dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố (xe cộ, tinh thần, sức khỏe…).

Vậy cần phải chuẩn bị gì nếu phải lái xe đường dài? Kinh nghiệm cần biết để có thể di chuyển thuận lợi – an toàn – hiệu quả? Cùng Thanh Phong Auto khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Kinh nghiệm lái xe ô tô đường dài
Kinh nghiệm lái xe ô tô đường dài

Vì Sao Cần Kiểm Tra Xe Ô Tô Trước Khi Đi Xa

Dưới đây là một số lý do quan trọng về việc cần kiểm tra xe ô tô trước khi đi xa:

  • An toàn lái xe: Kiểm tra định kỳ các hệ thống quan trọng như phanh, lốp, hệ thống treo, lái, đèn chiếu sáng, v.v. là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách khi di chuyển, đặc biệt trên các chuyến đường xa.
  • Phòng ngừa sự cố: Việc phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề kỹ thuật có thể ngăn ngừa các sự cố bất ngờ xảy ra trên đường, tránh các rủi ro có thể dẫn đến tai nạn hoặc hư hỏng nghiêm trọng hơn cho xe.
  • Tiết kiệm chi phí: Việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ giúp kéo dài tuổi thọ các bộ phận, giảm thiểu chi phí sửa chữa lớn về sau, đồng thời cải thiện hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu.
  • Đảm bảo độ tin cậy: Kiểm tra trước khi đi xa sẽ giúp xác định tình trạng hiện tại của xe, từ đó lên kế hoạch di chuyển phù hợp, ứng phó với các tình huống bất ngờ một cách chủ động.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Ở nhiều quốc gia, việc kiểm tra xe định kỳ, đặc biệt trước khi đi đường dài, là bắt buộc theo quy định an toàn giao thông.

Vì vậy, thói quen kiểm tra xe kỹ lưỡng trước khi đi xa không chỉ giúp tăng độ an toàn mà còn là biện pháp phòng ngừa quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho chủ xe.

Chuẩn Bị Gì Cho Hành Trình Dài Bằng Ô Tô?

1. Kiểm tra dầu bôi trơn, nước làm mát

Khi xe hoạt động liên tục trên đường dài thường tiêu tốn nước làm mát, dầu bôi trơn do động cơ nóng hơn. Nếu không kiểm tra xe trước khi đi thì rất có thể gặp sự cố do thiếu dầu bôi trơn hoặc nước làm mát.

Để đo mức dầu động cơ chính xác phải đánh xe tới vùng bằng phẳng và chờ máy nguội (sau 5 – 10 phút tắt máy). Nếu dầu có màu đen thì nên thay dầu mới.

Còn đối với nước làm mát, nếu thiếu sẽ gây ra hiện tượng quá nhiệt, làm hỏng động cơ, phá máy và các chi tiết liên quan. Mực nước làm mát vừa đủ là nằm ở giữa vạch Min (thấp) và Max (cao).

2. Kiểm tra dầu dầu hộp số

Với dầu hộp số, cần khởi động cho máy nóng trước khi kiểm tra, những xe số tự động cần chuyển sang số P và để máy hoạt động cầm chừng. Tiếp đến, rút que thử mức dầu hộp số, lau sạch và cắm trở lại rồi rút ra để kiểm tra mức dầu. Dầu hộp số có màu đỏ hoặc màu đỏ hồng khi mới, nếu chuyển sang màu nâu hoặc màu đen là lúc nên thay dầu.

3. Kiểm tra bình ắc quy

Ắc quy là nơi cung cấp điện cho rất nhiều bộ phận trên xe, có tuổi thọ từ 2 – 4 năm. Nếu ắc quy đã sử dụng gần bằng quãng thời gian trên thì bạn nên thay mới trước khi đi xa. Nếu có hiện tượng tràn axit, vỏ ắc quy nứt, vỡ, bạn cũng cần thay thế ngay. Ngoài ra, cần đánh/rửa các đường dây nối, các cực tiếp xúc âm – dương để ắc quy hoạt động tốt hơn.

Kiểm tra ô tô trước hành trình dài
Kiểm tra bình ắc quy trước một hành trình dài để đảm bảo an toàn

4. Hệ thống treo và tay lái

Khi đi xa, xe phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống treo và tay lái. Để kiểm tra các bộ phận này một cách chính xác, cần đưa xe ra gara. Tuy nhiên, nếu có hỏng hóc gì thì vẫn nhận biết được qua dấu hiệu như xe bị rung, tiếng động lạ, tiếng gõ lạch cạch khi đi qua chỗ xóc…

Nếu giảm xóc bị thiếu dầu, đi xe cảm giác như đang cưỡi ngựa. Lúc này, kiểm tra các thanh giảm xóc ở gần bánh xe xem có vết dầu rỉ ra không. Nếu đi trên đường cao tốc xe bị lạng từ bên này sang bên kia là do xe bị lệch thước lái và cần chỉnh lại.

Các bộ phận cần thiết khác cũng cần kiểm tra như còi xe, cần gạt nước, tất cả các đèn. Nếu cần gạt nước không lau sạch được kính thì cũng nên thay. Nếu là loại zin theo xe thì chỉ cần thay lớp cao su mới.

5. Kiểm tra hệ thống phanh

Nếu bàn đạp chân phanh quá mòn thì nên thay mới ngay để đảm bảo những cú phanh gấp không bị trượt chân. Nên lái thử 1 vòng để xem phanh có trục trặc hay không; kéo mạnh phanh tay và nhả ra từ từ xem có dấu hiệu bó hoặc rít không. Nếu có tiếng động lạ, bàn đạp phanh quá nặng hoặc quá nhẹ khi đạp thì cần mang xe tới gara để thợ kiểm tra, bảo dưỡng…

Kiểm tra hệ thống phanh trước hành trình dài
Kiểm tra hệ thống phanh trước hành trình dài

6. Kiểm tra các bộ phận khác

Ngoài dầu bôi trơn, nước làm mát, dầu hộp số… thì bạn cần chú ý đến các bộ phận sau:

  • Kiểm tra các dây đai truyền động, curoa… khi nứt, bục thì hãy thay thế ngay dây mới.
  • Kiểm tra thêm dầu phanh, dầu tay lái và bình chứa nước rửa kính còn đầy hay không.
  • Kiểm tra bộ lọc gió, nếu bẩn cần thay mới để không làm giảm công suất động cơ và ăn xăng.
  • Kiểm tra lốp xe xem đã đúng áp suất hơi chưa? có vết nứt hoặc rạn nào không? có bị mòn không?
  • Kiểm tra độ chụm bánh xe.
  • Thử độ sáng của đèn pha, đèn hậu, nên mang theo một vài bóng đèn “sơ cua” trên xe để thay thế lúc đèn cháy.
  • Kiểm tra còi xe bằng cách ấn liên tục và kéo dài xem có đủ độ vang hay không…
  • Kiểm tra máy lạnh, máy sưởi và gương chiếu hậu.

7. Chuẩn bị các vật dụng cần thiết

Trước những chuyến đi xa, cần chuẩn bị những vật dụng như: bơm hơi mini, bộ keo tự vá hay các dụng cụ thay bánh xe như cờ lê, mỏ lết.  Cần có một chiếc đèn pin để sửa xe khi trời tối và có thể dùng để báo hiệu cho các xe khác biết xe của bạn đang gặp sự cố.

Một đoạn dây dù loại lớn có thể giúp bạn nhờ xe khác kéo khi chết máy; dụng cụ đo áp suất lốp; bình cứu hỏa mini; bản đồ; vài chiếc cầu chì, bóng đèn pha thay thế…

Kinh Nghiệm Lái Ô Tô Đường Dài

1. Lái xe điềm đạm và từ tốn

Trong quá trình tham gia giao thông, bạn cần nhường đường chủ động khi cần thiết, đặc biệt là được có xe trọng tải lớn, nhiều xe khách…

Với phần đường không có dải phân cách hai chiều, quan sát cả xe đi lại ở hai làn đường, tránh trường hợp vượt làn bất ngờ. Còn với những đoạn đường có dải phân cách, hạn chế đi quá gần dải phân cách. Tốt nhất, duy trì khoảng cách 0.5 – 1m phòng khi có phương tiện đi lại, người đi bộ qua đường ở các đoạn mở.

Kinh nghiệm lái xe ô tô đường dài
Lái xe điềm đạm và từ tốn để đảm bảo sự an toàn

2. Cẩn thận khi vượt xe

Hạn chế vượt xe trong các trường hợp sau:

  • Những đoạn có biển báo cấm vượt.
  • Vị trí có dải phân cách liền.
  • Hầm đường đi bộ.
  • Ở trên cầu.
  • Khúc cua bị khuất tầm nhìn.

Quá trình vượt xe, bạn cần duy trì khoảng cách thích hợp với xe trước để quan sát tường tận tình hình trước khi vượt. Hạn chế vượt xe có tính hiệu báo sắp vượt xe khác vì khó phản ứng kịp nếu xảy ra sự cố.

3. Giảm tốc – tăng tốc đúng lúc

Nếu muốn tăng tốc độ, cần đảm bảo đoạn đường vắng, lề đường tầm nhìn thoáng. Còn với khu vực dân cư đông đúng, bạn cần lái xe với tốc độ thấp để an toàn bởi nơi này sẽ có nhiều trẻ em, phương tiện giao thông, động vật sang đường.

4. Chú ý đèn xe ô tô

Khi trời chập tối cho tới bình minh, hãy bật đèn xe cả trước lẫn sau. Việc này vừa giúp bạn quan sát tốt hơn và còn tránh bị xử phạt bởi cảnh sát giao thông.

Đối với trời sương mù, tầm nhìn tài xế bị hạn chế ít nhiều. Lúc này, bật đèn pha ô tô sẽ giúp chủ các phương tiện khác biết sự tồn tại của xe bạn. Đồng thời, đi với tốc độ vừa phải để đảm bảo an toàn.

Kinh nghiệm lái xe ô tô đường dài
Bật đèn xe và giữ khoảng cách khi trời tối hoặc có sương mù

5. Khi xuống dốc, không rà phanh liên tục

Rất nguy hiểm khi rà phanh liên tục lúc xuống dốc do nhiệt tạo ra bởi má phanh sẽ truyền ngược làm làm dầu phanh sôi. Lúc này dễ mất phanh ở đoạn cuối dốc gây nguy hiểm.

6. Không nhắn tin, gọi điện, sử dụng màn hình chức năng trên xe

Nhiều tài xế có thói quen sử dụng điện thoại, màn hình chức năng khi đang lái xe. Điều này làm gián đoạn, gây mất tập trung khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông và dễ gây tai nạn.

7. Tránh chạy song song với xe tải, container

Ở đường một chiều với hai làn xe trở lên, bạn không nên lái xe song song với xe tải hoặc container, Bởi vì việc làm trên khiến hạn chế tầm nhìn của bạn và dễ xảy ra va chạm. Thế nên, khi thấy đường trống cần vượt xe qua để đảm bảo an toàn.

Những Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)

1. Nên kiểm tra lốp xe như thế nào trước chuyến đi dài?

Kiểm tra áp suất lốp (thường từ 30-35 PSI), độ mòn gai lốp (tối thiểu 1.6mm), tình trạng nứt/rạn, và đảm bảo lốp dự phòng còn tốt. Nên xoay lốp mỗi 10,000km để đảm bảo mòn đều.

2. Cần mang theo những dụng cụ sửa chữa gì trên xe?

Bộ dụng cụ cơ bản nên bao gồm: kích nâng, cờ-lê, tua-vít, kìm, băng keo cách điện, dây cáp kéo, bình cứu hỏa mini, và bộ dụng cụ vá lốp khẩn cấp.

3. Làm thế nào để tránh buồn ngủ khi lái xe đường dài?

Cách để tránh buồn ngủ khi lái xe đường dài:

  • Ngủ đủ giấc trước chuyến đi (7-8 tiếng)
  • Dừng nghỉ mỗi 2 giờ hoặc 200km
  • Uống cà phê hoặc đồ uống có caffeine
  • Mở cửa sổ để không khí lưu thông
  • Nghe nhạc hoặc podcast sôi động

4. Nên chuẩn bị gì để đối phó với tình huống xe hỏng giữa đường?

Cách xử lý tình huống xe bị hỏng giữa đường:

  • Số điện thoại cứu hộ giao thông
  • Ứng dụng định vị GPS
  • Biển cảnh báo tam giác
  • Áo phản quang
  • Pin dự phòng cho điện thoại
  • Nước uống và đồ ăn nhẹ

5. Làm thế nào để tiết kiệm nhiên liệu khi lái xe đường dài?

Cách giúp tiết kiệm nhiên liệu khi lái xe đường dài:

  • Duy trì tốc độ ổn định (khoảng 80-90km/h trên cao tốc)
  • Sử dụng cruise control nếu có
  • Tránh tăng tốc và phanh đột ngột
  • Kiểm tra áp suất lốp đúng mức
  • Tắt điều hòa khi không cần thiết
  • Loại bỏ hành lý không cần thiết để giảm trọng lượng xe

6. Nên xử lý thế nào khi gặp sự cố phanh trên đường?

Khi phanh xe gặp sự cố, bạn cần:

  • Chuyển về số thấp để giảm tốc
  • Bơm phanh liên tục thay vì đạp mạnh một lần
  • Kéo phanh tay từ từ nếu cần thiết
  • Tìm cách lái xe vào lề đường an toàn
  • Bật đèn cảnh báo nguy hiểm

Đọc thêm bài viết: Những hư hỏng của hệ thống phanh ô tô & cách xử lý an toàn, hiệu quả nhất được chia sẻ trên website.

7. Làm sao để tránh bị lóa mắt khi lái xe ban đêm?

Cách giúp mắt không bị lóa khi lai xe vào ban đêm:

  • Điều chỉnh gương chiếu hậu ở chế độ chống chói
  • Nhìn về phía lề đường bên phải thay vì nhìn thẳng vào đèn xe đối diện
  • Giữ kính chắn gió sạch sẽ
  • Sử dụng kính lái chống chói nếu cần

8. Nên xử lý thế nào khi xe bị nổ lốp khi đang chạy?

Cách xử lý tình huống xe bị nổ lốp khi đang chạy:

  • Không đạp phanh đột ngột
  • Giữ chặt vô lăng và giảm tốc từ từ
  • Bật đèn cảnh báo nguy hiểm
  • Di chuyển xe vào lề đường an toàn
  • Thay lốp dự phòng hoặc gọi cứu hộ

9. Làm thế nào để chuẩn bị cho việc lái xe qua đèo dốc?

Khi lái xe qua đèo dốc, bạn cần:

  • Kiểm tra kỹ hệ thống phanh và làm mát
  • Đổ đầy nhiên liệu và nước làm mát
  • Sử dụng số thấp khi xuống dốc
  • Tránh phanh liên tục, thay vào đó sử dụng phanh động cơ
  • Duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước

10. Nên làm gì khi gặp thời tiết xấu như mưa to hoặc sương mù dày đặc?

Khi gặp thời tiết xấu như mưa to hoặc sương mù, bạn cần:

  • Giảm tốc độ xuống mức an toàn (thường dưới 60km/h)
  • Bật đèn pha và đèn sương mù
  • Tăng khoảng cách với xe phía trước (ít nhất 4 giây)
  • Sử dụng cần gạt nước với tốc độ phù hợp
  • Nếu quá nguy hiểm, tìm nơi an toàn để dừng xe

Xem thêm các kỹ năng lái xe ô tô vào mùa mưa, hướng dẫn cách xử lý & những lưu ý an toàn được nhiều cánh tài xế chia sẻ.

11. Làm thế nào để giảm mỏi mắt khi lái xe đường dài?

Cách làm giảm mỏi mắt khi lái xe đường dài:

  • Sử dụng kính râm chất lượng tốt
  • Điều chỉnh độ sáng bảng điều khiển vừa phải
  • Thực hiện bài tập mắt mỗi khi dừng nghỉ (nhìn xa 20 giây, sau đó nhìn gần 20 giây)
  • Uống đủ nước để giữ ẩm cho mắt
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo nếu cần

Bài viết tổng hợp các kinh nghiệm lái xe ô tô đường dài mà bất kỳ tài xế nào cũng không nên bỏ qua. Tham khảo và áp dụng để có những chuyến đi an toàn nhé! Và xem cụ thể hơn về kinh nghiệm, các vấn đề của xe cần kiểm tra kỹ trước những chuyến đi dưới sự chia sẻ của Thanh Phong Auto.

5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ LẠI LỜI BÌNH

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2 Lời Bình

  • Marvin 22/06/2020

    Hello. This post was extremely interesting, particularly because I was
    looking for thoughts on this subject last Thursday.

    King regards,
    Mead Hessellund

    my website; 3M 9501

    Reply


  • Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

    *Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling, BYD.

     

    >> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<