6 Lưu Ý Khi Sửa, Nâng Cấp Tay Nắm Cửa Ô Tô

- 6 Lưu Ý Khi Sửa, Nâng Cấp Tay Nắm Cửa Ô Tô
Ngày cập nhật mới nhất: 13/10/2024

Tay nắm cửa ô tô là một bộ phận nhỏ nhưng đóng vai trò khá quan trọng với tổng thể của chiếc xe. Tay nắm cửa ô tô thay thế cũng khá đơn giản, chỉ cần bạn am hiểu một chút về ô tô là sẽ làm được. Tuy nhiên vẫn sẽ có một số trường hợp sau khi lắp tay nắm cửa thì nó không hoạt động đúng chức năng hoặc hoạt động không ổn định.

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn lưu ý khi sửa, nâng cấp tay nắm cửa ô tô. Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết của chúng tôi nhé.

Tay nắm cửa là một bộ phận của xe ô tô khá dễ dàng để thay thế
Tay nắm cửa là một bộ phận của xe ô tô khá dễ dàng để thay thế

6 Lưu Ý Khi Sửa, Nâng Cấp Tay Nắm Cửa Ô Tô

Thông thường, bộ phận tay nắm cửa của xe ô tô sẽ gặp phải một vài vấn đề sau thời gian sử dụng. Lúc này thao tác để đóng mở cửa xe sẽ trở nên khó khăn hơn trước. Nếu bạn đã quá bận rộn với công việc và không có thời gian để sửa chữa lại tay nắm cửa đó. Việc bạn cần làm để giải quyết tình trạng trên đó chính là mang ra các trung tâm sửa chữa ô tô để được hỗ trợ.

>>> Đề xuất: Các loại cửa xe ô tô phổ biến hiện nay

Tuy nhiên nếu bạn là người thích tự chăm sóc cho chiếc xe của mình. Việc thay thế tay nắm cửa có thể do chính tay mình thực hiện.

Bước 1: Tìm tay nắm cửa thay thế phù hợp

Không phải mọi loại tay nắm cửa đều có thể phù hợp với xe ô tô của bạn. Có nhiều loại tay nắm cửa khác nhau được thiết kế dành riêng cho một dòng xe ô tô nhất định. Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần thực hiện đó chính là lựa chọn một loại tay nắm cửa phù hợp cho chiếc xe ô tô của mình. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy một loại tay nắm cửa phù hợp với chiếc xe của mình tại các cửa hàng cung cấp phụ kiện, sửa chữa chính hãng.

Bạn cần tìm kiếm cho chiếc xe ô tô của mình một loại tay nắm cửa phù hợp
Bạn cần tìm kiếm cho chiếc xe ô tô của mình một loại tay nắm cửa phù hợp

Thông thường, cửa xe cho mỗi dòng xe ô tô sẽ được thiết kế với hệ thống khóa khác nhau. Vì vậy, bạn cần nắm rõ được những thông tin liên quan đến việc tháo, lắp ốc vít, tay cầm. Nhờ thao tác này mà bạn có thể biết được rằng tay nắm cửa ở xe mình nên tháo từ bên ngoài vào hay từ bên trong ra, hay tháo bằng phương thức nào.

Bước 2: Tháo tấm ốp cửa phía trong xe

Trước khi tháo tấm ốp cửa phía trong xe, bạn cần phải biết được vị trí của các con ốc vít nằm ở đâu trên bề mặt tấm ốp cửa ở mặt phía trong xe. Bạn hãy trải một tấm khăn trắng có độ nhẵn nhất định để đặt các con ốc vừa tháo lên đó.

Khi bạn đã tháo hết các bộ phận bảo vệ, bạn nên dùng băng dính để đánh dấu các vị trí của chúng. Khi tháo ốp cửa ô tô bạn cần chú ý đến thao tác của mình, càng cẩn thận, nhẹ nhàng thì càng tốt. Lớp ốp bằng nhựa có tốt như thế nào thì nó cũng sẽ có độ giòn sau một thời gian sử dụng. Nếu bạn không chỉ ý có thể khiến tấm ốp bị bể, nứt.

Có một mẹo nhỏ dành cho bạn đó chính là chụp ảnh lại khung cửa ô tô trước khi tháo rời. Khi lắp đặt trở lại chỉ cần nhìn hình là được. Tránh trường hợp quên các vị trí sau khi đã tháo rời.

+ Note: 5 Lưu Ý Khi Bảo Dưỡng Lốp Xe Ô Tô Bền Bỉ Với Thời Gian

Bước 3: Tháo cơ chế khóa của tay nắm cửa

Khi bạn đã tháo tấm ốp cửa phía trong xe, bạn sẽ nhìn thấy được các bộ phận khác được gắn vào tay nắm cửa. Bạn cần chú ý tháo hết tất cả những bộ phận liên quan đến tay nắm cửa với thao tác cẩn thận nhất. Bạn có thể tự ghi nhớ hoặc đánh dấu tất cả lại để tránh việc khi lắp đặt lại nhầm lẫn.          

Sau khi đã tháo tấm ốp cửa phía trong xe, bạn sẽ thấy được các bộ phận khác được gắn vào tay nắm cửa. Tháo tất cả các bộ phận liên quan đến tay nắm cửa một cách cẩn thận, ghi nhớ và đánh dấu tất cả chúng lại để tránh việc lắp đặt nhầm lẫn.

Việc thay tay nắm cửa cần ghi nhớ vị trí để tránh lúc sau lắp đặt nhầm lẫn
Việc thay tay nắm cửa cần ghi nhớ vị trí để tránh lúc sau lắp đặt nhầm lẫn

Bước 4: Thay tay cầm mới

Đây là bước mà bạn cần thực hiện thật cẩn thận, vì nếu bạn chỉ cần lắp đặt sai một con ốc thì cũng có thể khiến chức năng của khóa cửa không hoạt động như ý muốn.

Điều đầu tiên bạn cần làm chính là lau sạch phần bên trong, bao gồm các cạnh của phần khung tay cầm. Tiếp đến bạn cần ướm chừng trước để xem khóa có khớp hay không, sau đó tiến hành lắp các bộ phận khác vào. Nếu như bạn lỡ quên vị trí của các bộ phận thì có thể mở tấm hình lúc trước ra để xem.

Bước 5: Kiểm tra cánh cửa có hoạt động chính xác không

Trước khi bạn tiến hành lắp tay nắm cửa, bạn cần đảm bảo rằng tất cả các bộ phận vẫn đang hoạt động một cách bình thường, ổn định. Bạn nên kiểm tra kỹ càng để xem có chỗ nào bị lỗi hay có vị trí nào ốc vặn chưa được chặt hay không. Bạn hãy thử đóng mở cửa vài lần để đảm bảo cánh cửa hoạt động tốt và ổn định.

+ Note: Sửa Máy Lạnh Chạy Mà Không Lạnh Trên Xe Ô Tô

Bước 6: Lắp ráp lại tấm ốp cửa

Sau khi bạn đã lắp đặt xong tay nắm cửa, bạn cần lắp đặt tấm ốp trở về vị trí ban đầu.

Việc thay tay nắm cửa ô tô không có gì quá khó khăn
Việc thay tay nắm cửa ô tô không có gì quá khó khăn

Bạn có thể tìm hiểu thêm những thông tin khác để đảm bảo quá trình lắp tay nắm cửa diễn ra thuận lợi nhất.

Bạn đang xem bài viết 6 Lưu Ý Khi Sửa, Nâng Cấp Tay Nắm Cửa Ô Tô trong chuyên mục Blog Tổng Hợp của Thanh Phong Auto. Mọi ý kiến đánh giá để dịch vụ các bạn có thể để lại bình luận ngay bên dưới bài viết. Đừng quên xem thêm các bài viết hay khác và chia sẻ đến mọi người cùng biết nhé!

Rate this post
Chuyên đề: Blog Tổng Hợp


Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling, BYD.

 

>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<