Hướng Dẫn Sử Dụng Điều Hòa Ô Tô Đúng Cách

- Hướng Dẫn Sử Dụng Điều Hòa Ô Tô Đúng Cách
Ngày cập nhật mới nhất: 01/07/2024

Sử dụng điều hòa trên ô tô là một trong những yếu tố quan trọng góp phần mang lại sự thoải mái và tiện nghi cho người lái và hành khách. Hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô bao gồm nhiều bộ phận như pressostats, van trở, máy nén, và dàn lạnh.

Để điều hòa hoạt động hiệu quả, chủ sở hữu xe cần thực hiện bảo dưỡng định kỳ như nạp gas lạnh, thay dầu máy nén, và kiểm tra các đường ống dẫn. Khi sử dụng điều hòa, người lái cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ quạt, và chế độ thoáng khí phù hợp với điều kiện thời tiết và số lượng hành khách trong xe. Việc sử dụng điều hòa quá mức cũng có thể ảnh hưởng tiêu thụ nhiên liệu của xe.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, và các lưu ý khi sử dụng hệ thống điều hòa trên ô tô đúng cách.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Điều Hòa Ô Tô

1. Tránh bật điều hòa khi chưa khởi động xe

Khi chưa khởi động xe, nếu bật điều hòa ngay lập tức ở mức cao để làm mát, bình điện sẽ phải hoạt động hết công suất để chạy điều hòa, khiến nó mau chóng suy yếu.

Vào mùa hè, trước khi lên xe bạn nên bỏ ra khoảng 5-10 phút, mở hết cửa xe và bật quạt gió ở mức cao nhất, vừa đẩy khí độc trên xe ra ngoài, vừa khiến xe hạ nhiệt. Khi đã lên xe và nổ máy, hãy bật điều hòa để làm mát từ từ thay vì để ở nhiệt độ thấp sẽ khiến điều hòa phải hoạt động hết sức.

lưu ý khi sử dụng điều hòa ô tô
Tránh bật điều hòa khi chưa khởi động xe

2. Bật sau, tắt trước

Không nên bật điều hòa cùng lúc với khởi động xe. Thay vào đó, bạn hãy hạ kính và bật quạt gió ở mức độ 1, giúp khí nóng trong xe thoát ra trước. Sau khoảng 5-10 phút, khi máy chạy đều, mới bật điều hòa. Bởi nếu vừa vào xe đã bật điều hòa sẽ khiến xe đang khởi động ở vòng quay thấp đã phải chịu tải lớn, làm hư hại bình điện.

Khi bật điều hòa, phải đóng kín các cửa, nhằm tránh lãng phí hơi lạnh ra bên ngoài, tiêu tốn nhiên liệu. Sau khi bật điều hòa, hãy điều chỉnh quạt gió ở mức hợp lý, bởi để quạt gió ở mức quá lớn sẽ tiêu tốn nhiều điện năng.

3. Không nên bật điều hòa cùng lúc với khởi động xe

Nếu lái xe trong điều kiện thời tiết bình thường, nên để quạt lấy gió ngoài để xe có dưỡng khí. Chỉ lấy gió trong khi vừa bật điều hòa để không khí trong xe nhanh được làm lạnh và khi trời mưa nhằm tránh tình trạng không khí ẩm lọt vào, gây đọng nước trong cabin.

Khi đi xe qua vùng ngập nước cao, bạn nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió, tránh hiện tượng rác bẩn theo nước có thể làm kẹt cánh quạt, gây đứt cầu chì quạt gió. Khoảng 10 phút trước khi kết thúc lộ trình, bạn nên hạ hé kính và tắt điều hòa. Không tắt đột ngột cùng lúc động cơ và điều hòa.

4. Bảo dưỡng đúng định kì

Định kì hàng tháng bạn nên tiến hành vệ sinh tấm lưới lọc (nếu xe thường xuyên chạy ở địa hình có nhiều bụi như công trường, đường đất…, tấm lưới lọc cần được vệ sinh hàng tuần), nhằm tránh tình trạng bộ lọc gió của điều hòa bị tắc, khiến gió bị quẩn trong dàn lạnh mà không vào được ca-bin.

kinh nghiệm sử dụng điều hòa ô tô
Định kì hàng tháng bạn nên tiến hành vệ sinh tấm lưới lọc

6 tháng/lần, đến các trung tâm chuyên nghiệp để vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa. Nếu dàn nóng bẩn sẽ tỏa nhiệt kém làm giảm hiệu quả làm mát của dung môi (gas), còn dàn lạnh bị bẩn, không khí lạnh không lan tỏa được ra xung quanh để lùa vào khoang xe và khiến máy lạnh hoạt động nhiều hơn, gây tốn nhiên liệu.

Việc bổ sung gas cho máy lạnh cần đảm bảo đúng quy định, bởi trên nhiều dòng xe, nếu gas bị nạp quá nhiều, van an toàn sẽ tự động xả hết gas để bảo vệ hệ thống, gây mất hoàn toàn áp suất, lốc điều hòa sẽ ngừng hoạt động. Ngược lại, nếu nạp thiếu gas, hoạt động của hệ thống làm lạnh sẽ kém.

5. Không để nhiệt độ điều hòa quá lạnh

Sử dụng điều hòa ở nhiệt độ quá chênh lệch so với bên ngoài sẽ khiến điều hòa hoạt động ở điều kiện quá tải, tốn nhiên liệu và mau hỏng.

Hơn thế nữa, khi nhiệt độ trong và ngoài xe chênh nhau quá nhiều, khi lên xuống xe bạn sẽ dễ bị viêm họng, cảm do thay đổi nhiệt độ đột ngột, rất nguy hiểm. Tốt nhất nên để điều hòa trong xe ở nhiệt độ vừa phải, trên 25 độ C, để đảm bảo sức khỏe cho bạn cũng như tăng độ bền cho xe.

6. Tránh đỗ xe ngoài nắng

Thiết kế xe hơi sẽ khiến nó như một cái lò và dễ dàng có mức nhiệt rất nóng nếu đặt xe ở ngoài nắng. Những thiết bị nhựa, da trên xe sẽ tạo nên khí độc khi ở nhiệt độ cao, kèm theo mùi khó chịu gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Nên tìm chỗ đỗ xe trong bóng râm để xe không bị hấp nhiệt. Nếu không hãy chùm xe thật kĩ bằng vải chùm xe chuyên dụng, tuy nhiên tốt nhất là nên tìm chỗ đỗ xe. Hầm của một tòa nhà cao ốc là một nơi điển hình để đỗ xe và tránh nóng. Để xe trong hầm cũng khiến bạn không phải mất thời gian làm nguội trước khi lên xe trong mùa nắng nóng này.

7. Dán phim cách nhiệt

Nên dán phim cách nhiệt ở tất cả các cửa kính trên xe. Lớp phim cách nhiệt vừa có nhiệm vụ chống nóng, tăng hiệu quả của điều hòa khi di chuyển trong thời tiết nắng nóng, vừa có tác dụng ngăn chặn các tia tử ngoại, bảo vệ sức khỏe.

hướng dẫn sử dụng điều hòa ô tô
Lớp phim cách nhiệt vừa có nhiệm vụ chống nóng vừa có tác dụng bảo vệ sức khỏe

Kính trước nên dán loại phim trong, có độ xuyên sáng cao để quan sát tốt và đúng luật, tuy nhiên lớp kính này cũng chống nóng kém nhất, vì vậy khi đỗ xe nên ưu tiên phần kính trước ở nơi râm mát.

Phim dán kính sườn có khả năng chống nóng và chống chói tốt, nhờ sử dụng phim tối màu, có độ xuyên sáng tốt. Nên chọn loại xịn vì nhiều phim không rõ nguồn gốc chỉ có tác dụng làm tối và tạo cảm giác râm mát nhưng không chắn được tia tử ngoại.

Những Dấu Hiệu Báo Hiệu Ô Tô Cần Phải Bảo Dưỡng Điều Hòa

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy ô tô của bạn cần phải bảo dưỡng điều hòa:

  • Ô tô sau 3 năm chưa được kiểm tra, bảo dưỡng.
  • Xe nổ máy và lăn bánh trên 10 phút mới có hơi lạnh từ điều hòa.
  • Quạt gió phát ra âm thanh kêu lớn nhưng không có gió, hơi mát kém và có thể có mùi rất khó chịu.
  • Chỉ khi ô tô di chuyển điều hòa mới bật lạnh, còn khi dừng hoặc chờ đèn đỏ thì không có hơi mát.
  • Thường xuyên xảy ra tình trạng điều hòa bật lên mát ngay nhưng một lát sau lại thấy nóng.

Các Bước Kiểm Tra & Bảo Dưỡng Điều Hòa Ô Tô

1. Kiểm tra lọc gió ô tô

Thao tác đầu tiên là kiểm tra, vệ sinh lọc gió điều hòa sau mỗi 5.000 – 10.000 km vận hành. Bởi sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn sẽ bám vào trong từng khe của điều hòa, gây ra cản trở hoạt động lưu thông của không khí. Các hãng xe khuyến khích sau 2 năm sử dụng nên thay lọc gió để cho xe hoạt động hiệu quả. 

kinh nghiệm sử dụng điều hòa ô tô
Kiểm tra lọc gió ô tô định kỳ

2. Kiểm tra hệ thống làm lạnh ô tô

Các bước kiểm tra hệ thống làm lạnh như sau:

  • Bước 1: Khởi động hệ thống máy của xe, giữ ga xe và bật điều hòa hết công suất trong thời gian tầm 10 phút.
  • Bước 2: Khi điều hòa đang hoạt động bạn đặt nhiệt kế trước điều hòa. Sau vài phút nếu nhiệt độ thấp hơn ngoài môi trường 15 độ C có nghĩa là điều hòa hoạt động bình thường.
  • Bước 3: Sau 15 phút hoạt động hệ thống làm lạnh xảy ra hiện tượng dưới gầm xe khô ráo, không có nước đọng thì cho thấy lượng gas trong hệ thống làm mát này đã giảm xuống.
Lưu ý khi bão dưỡng điều òa ô tô
Kiểm tra hệ thống làm lạnh điều hòa ô tô

3. Kiểm tra mắt ga

Mắt ga là chiếc kính giúp quan sát tình trạng của môi chất bên trong hệ thống làm mát.  Nếu lượng môi chất sắp hết thì hãy bổ sung thêm môi chất vào hệ thống. Nếu qua mắt ga, quan sát thấy có xuất hiện bọt khí là dấu hiệu điều hòa đang thiếu gas. Bạn cần nạp thêm để đảm bảo lượng gas cho hệ thống làm lạnh hoạt động bình thường.

lưu ý khi bảo dưỡng điều hòa ô tô
Kiểm tra mắt gas điều hòa ô tô

Với những kiến thức và kỹ năng sử dụng hệ thống điều hòa đúng cách, chủ xe sẽ có thể tăng tuổi thọ của bộ phận này, đồng thời mang lại sự thoải mái tối đa cho mình và hành khách trong mọi chuyến đi.

Những Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)

1. Nhiệt độ lý tưởng để cài đặt điều hòa ô tô là bao nhiêu?

Nhiệt độ lý tưởng nên cài đặt từ 25-27°C. Điều này giúp tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ sức khỏe người dùng, tránh chênh lệch nhiệt độ quá lớn với môi trường bên ngoài.

2. Tần suất thay gas điều hòa ô tô là bao lâu?

Thông thường, nên kiểm tra và bổ sung gas điều hòa mỗi 12-18 tháng hoặc khi xe đi được khoảng 20.000-30.000 km, tùy điều kiện nào đến trước.

3. Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu hết gas điều hòa?

Các dấu hiệu bao gồm: hơi lạnh yếu, thời gian làm mát kéo dài, có tiếng ồn bất thường từ máy nén, hoặc quan sát thấy bọt khí qua mắt ga.

4. Tại sao điều hòa ô tô lại tạo ra nước nhỏ giọt dưới gầm xe?

Đây là hiện tượng bình thường do quá trình ngưng tụ hơi ẩm từ không khí. Lượng nước nhỏ giọt khoảng 0.5-1 lít/giờ là bình thường, phụ thuộc vào độ ẩm môi trường.

5. Có nên sử dụng chế độ MAX A/C trên điều hòa ô tô?

Chế độ MAX A/C nên được sử dụng trong thời gian ngắn (5-10 phút) để làm mát nhanh cabin. Sau đó, nên chuyển về chế độ thông thường để tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ hệ thống điều hòa.

6. Làm thế nào để khử mùi hôi từ điều hòa ô tô?

Cách khử mùi hôi từ điều hòa ô tô hiệu quả:

  • Vệ sinh lọc gió điều hòa mỗi 5.000-10.000 km
  • Sử dụng các sản phẩm xịt khử mùi chuyên dụng
  • Bật quạt gió ở mức cao nhất và chế độ lấy gió ngoài trong 5-10 phút trước khi tắt máy

7. Có cần thiết phải bảo dưỡng điều hòa ô tô vào mùa đông không?

Có, nên bảo dưỡng điều hòa định kỳ kể cả vào mùa đông. Việc này giúp duy trì hiệu suất của hệ thống, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và đảm bảo điều hòa hoạt động tốt khi cần thiết.

8. Làm thế nào để tăng hiệu quả làm mát của điều hòa ô tô?

Cách tăng hiệu quả làm mát của điều hòa ô tô bằng cách:

  • Dán phim cách nhiệt chất lượng cao (cắt giảm đến 70% nhiệt từ bên ngoài)
  • Sử dụng tấm che nắng khi đỗ xe
  • Bảo dưỡng định kỳ hệ thống điều hòa
  • Đảm bảo lốp xe được bơm đúng áp suất để giảm ma sát và nhiệt sinh ra

Đọc ngay bài viết: Máy lạnh ô tô không mát – nguyên nhân & cách khắc phục hiệu quả nhất sẽ giúp bạn có được câu trả lời chi tiết nhất.

9. Tại sao điều hòa ô tô lại làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu?

Điều hòa ô tô làm tăng tiêu thụ nhiên liệu khoảng 5-10% do máy nén điều hòa được vận hành bởi động cơ. Điều này tạo thêm tải cho động cơ, dẫn đến việc tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn. Đọc ngay bài viết: Hướng dẫn cách tiết kiệm xăng khi dùng điều hòa ô tô hiệu quả, đơn giản được nhiều chuyên gia khuyên nên áp dụng.

10. Tại sao điều hòa ô tô đôi khi phát ra tiếng ồn bất thường?

Tiếng ồn bất thường có thể do:

  • Máy nén bị hỏng (tiếng ồn kim loại)
  • Dây đai truyền động bị lỏng (tiếng rít)
  • Mảnh vụn trong quạt gió (tiếng lạo xạo)
  • Thiếu gas làm lạnh (tiếng xì hơi)

Nên kiểm tra ngay khi nghe thấy tiếng ồn lạ để tránh hư hỏng nghiêm trọng.

11. Có nên tự nạp gas điều hòa ô tô tại nhà không?

Không nên tự nạp gas điều hòa tại nhà. Quy trình này đòi hỏi kiến thức chuyên môn, công cụ đặc biệt và tuân thủ các quy định về môi trường. Nạp gas không đúng cách có thể gây hỏng hóc nghiêm trọng cho hệ thống điều hòa và tiềm ẩn nguy cơ an toàn. Đọc ngay các lưu ý khi nạp gas điều hòa ô tô nhanh chóng, an toàn, đơn giản nhất được chia sẻ trên website.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên đề: Blog Tổng Hợp


Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling, BYD.

 

>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<