Cách Vệ Sinh, Bảo Dưỡng Khoang Động Cơ Xe Ô Tô An Toàn

Hướng Dẫn Cách Vệ Sinh, Bảo Dưỡng Khoang Động Cơ Xe Oto
Ngày cập nhật mới nhất: 07/06/2024

Khoang động cơ của xe ô tô là nơi chứa bộ phận quan trọng nhất đóng vai trò quan trọng trong hiệu suất và độ bền của xe. Để đảm bảo sự hoạt động mượt mà và kéo dài tuổi thọ của động cơ, việc vệ sinh và bảo dưỡng khoang động cơ là một nhiệm vụ không thể thiếu.

Theo SAE, trong quá trình hoạt động, động cơ ô tô có thể đạt tới nhiệt độ lên đến 250°C (482°F). Nhiệt độ quá cao có thể làm giảm hiệu suất động cơ, tăng nguy cơ cháy nổ và hỏng hóc các chi tiết máy.

Vệ sinh và bảo dưỡng khoang động cơ ô tô không chỉ là việc làm cần thiết để duy trì hiệu suất và độ bền của xe, mà còn là cách chăm sóc và bảo vệ động cơ, trái tim của chiếc xe. Điều này giúp đảm bảo rằng xe của bạn hoạt động ổn định và an toàn trên mọi chặng đường.

Vậy khi vệ sinh, bảo dưỡng khoang động cơ xe ô tô, bạn cần lưu ý những gì? Hãy cùng Thanh Phong Auto giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Tại Sao Nên Vệ Sinh, Bảo Dưỡng Khoang Động Cơ Xe Ô Tô?

Dù khoang động cơ xe ô tô được che chắn nhưng sau một thời gian dài sử dụng thì sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chúng. Chẳng hạn như bụi bẩn, dầu mỡ… khiến động cơ bị nóng, hao dầu và ảnh hưởng tới tuổi thọ của hệ thống điện, ống dẫn.

Việc vệ sinh, bảo dưỡng khoang động cơ xe ô tô sẽ giúp tăng tuổi thọ máy, đảm bảo sự an toàn của mọi người trong chuyến đi. Bên cạnh đó, còn giảm chi phí sửa chữa trong trường hợp động cơ xe bị hỏng hóc nặng, ảnh hưởng tới hệ thống điện và giúp chiếc xe vận hành êm ái.

Việc vệ sinh, bảo dưỡng khoang động cơ xe ô tô giúp chúng kéo dài tuổi thọ hơn
Việc vệ sinh, bảo dưỡng khoang động cơ xe ô tô giúp chúng kéo dài tuổi thọ hơn

Cách Vệ Sinh – Bảo Dưỡng Khoang Động Cơ Trên Xe Hơi

1. Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi bắt tay vào việc vệ sinh động cơ, các bạn nên chuẩn bị một số vật dụng cần thiết sau:

  • Đồ bảo hộ (găng tay, kính mắt, khẩu trang, áo quần nếu có).
  • Chổi quét, bàn chải, chổi mềm,… 
  • Các loại dung dịch tẩy rửa.
  • Vòi phun nước.
  • Khăn vải mềm, sạch, khô.
  • Túi bóng, băng dính.
  • Các dung dịch hóa chất để dưỡng máy hay dầu đánh bóng.

2. Loại bỏ bụi bẩn, che chắn các bộ phận trong khoang động cơ

  • Loại bỏ các mảnh vụn trong khoang động cơ

Sau khi mở nắp capo, nếu động cơ xe còn nóng nên để tầm 15-20 phút để động cơ nguội, tỏa hết nhiệt. Điều này giúp bạn không bị bỏng và các thiết bị máy như: các van, đường ống bằng cao su, dây đai… không bị thay đổi nhiệt đột ngột tránh gây ra hư hỏng.

Tiếp đó, hãy loại bỏ các mảnh vụn, lá, cành cây, bụi bẩn ra khỏi khoang động cơ. Sử dụng chổi quét sơn hoặc bàn chải, súng gió để thực hiện sẽ giúp công đoạn này diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn.

Loại bỏ các mảnh vụn trong khoang động cơ bằng hút gió
Loại bỏ các mảnh vụn trong khoang động cơ bằng hút gió
  • Bọc, che chắn các thiết bị điện tử

Trong khoang động cơ có rất nhiều máy móc, thiết bị điện, nếu xịt nước trực tiếp lên để vệ sinh sẽ gây ra hư hỏng, cháy nổ. Để ngăn chặn điều này xảy ra, hãy tháo cọc âm bình ắc quy ra ngoài để tránh hư hỏng. 

Tiếp theo nên sử dụng túi nilon, băng dính để bọc và gia cố các thiết như: bộ đánh lửa, bộ chế hòa khí, dây cao áp, hộp đen cuộn dây điện,… Đối với cổ hút gió, máy phát điện thì nên sử dụng khăn sạch hoặc túi nilon để bọc lại tránh nước xâm nhập vào.

Tiến hành bọc che chắn các thiết bị điện tử
Tiến hành bọc che chắn các thiết bị điện tử
  • Để động cơ khởi động trong vài phút

Trong trường hợp xe chưa được vận hành, ở trạng thái nguội thì nên khởi động xe khoảng 5 phút. Công đoạn này sẽ giúp động cơ ấm lên, việc loại bỏ dầu nhớt cũng trở nên dễ dàng hơn.

3. Tiến hành vệ sinh động cơ

  • Sử dụng dung dịch tẩy rửa đa năng lên khoang động cơ

Nên lựa chọn loại dung dịch tẩy rửa phù hợp với động cơ xe, thân thiện môi trường và không ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng. Có thể lựa chọn loại dung dịch tẩy nhờn dạng axit để phun đều lên khoang động cơ.

Sau khi phun dung dịch tẩy rửa các vết bẩn, dầu mỡ sẽ được làm mềm và hòa tan, dễ dàng loại bỏ. Lưu ý khi thực hiện công đoạn này nên trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Vệ sinh kỹ cho khoang động cơ xe ô tô
Vệ sinh kỹ cho khoang động cơ xe ô tô

* Lưu ý: Trong khi sử dụng các chất tẩy rửa nên tránh để dính lên lớp sơn xe, bởi chúng có thể khiến lớp sơn bị hư hại, bong tróc.

  • Để chất tẩy rửa ngấm lên bề mặt các chi tiết

Sau khi phun dung dịch tẩy rửa lên các chi tiết, hãy giữ chúng trong khoảng 3-5 phút để đảm bảo các dung dịch xâm nhập sâu và loại bỏ các vết bẩn.

  • Sử dụng bàn chải để chà vết bẩn

Có thể sử dụng bàn chải đánh răng cho những chi tiết nhỏ, khó làm sạch. Với những vết bẩn cứng đầu thì nên sử dụng bàn chải cứng để chà sát, loại bỏ vết bẩn dễ dàng hơn.

Sử dụng bàn chải để chà các vết bẫn nhỏ, cứng đầu
Sử dụng bàn chải để chà các vết bẫn nhỏ, cứng đầu
  • Rửa động cơ bằng vòi nước thông thường

Sử dụng vòi nước thông thường để xịt nhẹ, rửa trôi các chất bụi bẩn, dầu nhớt. Sau khi các chi tiết phía trong của capo đã được làm sạch hãy sử dụng vòi nước có lực mạnh để loại bỏ triệt để chất bẩn. Nên tránh phun trực tiếp vào các đầu nối dây điện, cổ hút gió.

Rửa lại động cơ bằng vòi nước thông thường
Rửa lại động cơ bằng vòi nước thông thường
  • Xịt và lau khô bằng khăn vải mềm

Tiếp đó, tiến hành xịt và lau khô các chi tiết trong khoang máy bằng khăn vải mềm, loại thấm hút tốt và tháo các túi bóng đã bọc trước đó.

  • Đánh bóng hoặc xịt hóa chất dưỡng máy

Bước cuối cùng là đánh bóng hoặc xịt hóa chất dưỡng máy để tăng độ bền và tạo một lớp chắn giúp các bộ phận khỏi bị khô, nứt vỡ và bạc màu.

Tham khảo video dịch vụ vệ sinh bảo dưỡng khoang  cơ của Thanh Phong Auto:

Địa Chỉ Cung Cấp Dịch Vụ Vệ Sinh, Bảo Dưỡng Khoang Động Cơ Xe Ô Tô Uy Tín?

Nếu động cơ xe ô tô của bạn xuất hiện những dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như động cơ nhanh nóng, hao dầu máy hay làm việc không ổn định, công suất động cơ giảm… Lúc này, việc bạn đưa xe ô tô của mình tới trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ vệ sinh, bảo dưỡng khoang động cơ xe ô tô uy tín là rất cần thiết.

Với nhiều năm hoạt động trong ngành, Thanh Phong Auto tự hào khi được hàng ngàn khách hàng tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô.

- Cách Vệ Sinh, Bảo Dưỡng Khoang Động Cơ Xe Ô Tô An Toàn
Gara sửa chữa/ bảo dưỡng khoang động cơ ô tô chuyên nghiệp, giá rẻ

Đến với dịch vụ vệ sinh/ bảo dưỡng khoang động cơ của chúng tôi, bạn được cam kết:

  • Quy trình làm việc chuyên nghiệp bởi đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm.
  • Sử dụng các loại dụng cụ, dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, an toàn tuyệt đối với xế cưng.
  • Tư vấn tận tâm, giúp khách hàng nắm được tình hình của xe.
  • Báo giá minh bạch.

Sở hữu nguồn lực chất lượng và hệ thống gara lớn, Thanh Phong Auto tự tin đem đến những dịch vụ tốt nhất, giúp ô tô của bạn bền bỉ, sạch mới và hoạt động ổn định.

Những Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)

1. Nên vệ sinh, bảo dưỡng khoang động cơ xe ô tô định kỳ bao lâu một lần?

Tùy vào điều kiện sử dụng và môi trường, thông thường nên vệ sinh, bảo dưỡng khoang động cơ xe ô tô định kỳ mỗi 10.000 – 15.000 km hoặc 6 tháng một lần. Với xe thường xuyên di chuyển trong điều kiện bụi bẩn, ẩm ướt thì nên rút ngắn chu kỳ bảo dưỡng xuống 5.000 – 7.000 km.

2. Có cần tháo dỡ các chi tiết trong khoang động cơ khi vệ sinh không?

Thông thường, chỉ cần che chắn cẩn thận các thiết bị điện tử nhạy cảm trong khoang động cơ trước khi vệ sinh. Không nên tháo dỡ các chi tiết nếu không cần thiết để tránh làm hỏng hoặc lắp ráp sai, ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ.

3. Áp suất nước khi xịt rửa khoang động cơ nên ở mức bao nhiêu?

Khi xịt rửa khoang động cơ, nên sử dụng vòi nước áp suất thấp khoảng 1.500 – 2.000 psi, tương đương 100 – 140 bar. Tránh sử dụng áp suất nước quá cao trên 2.500 psi vì có thể làm hỏng các chi tiết nhựa, cao su.

4. Làm thế nào để bảo vệ các đầu cos, dây điện khi vệ sinh khoang động cơ?

Trước khi vệ sinh, nên dùng túi nilon bọc kín các đầu cos, đầu nối dây điện và dùng băng dính cố định chắc chắn. Có thể tháo hẳn cọc âm bình ắc-quy để đảm bảo an toàn. Sau khi vệ sinh xong, lau khô kỹ các chi tiết trước khi tháo bỏ lớp bảo vệ.

5. Dung dịch nào an toàn và hiệu quả để tẩy rửa khoang động cơ?

Nên sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho khoang động cơ ô tô, an toàn với kim loại, cao su, nhựa như Sonax, Wurth, Liqui Moly… Không nên dùng các loại xà phòng, nước rửa chén vì có thể để lại cặn, làm hỏng lớp bảo vệ của các chi tiết.

6. Cần lưu ý gì khi sử dụng các hóa chất dưỡng máy, chống rỉ sét?

Chỉ nên sử dụng các loại hóa chất dưỡng máy, chống rỉ sét đúng chủng loại, xuất xứ rõ ràng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và đeo găng tay, khẩu trang khi xịt lên các chi tiết. Lau sạch phần hóa chất thừa và để khô hoàn toàn trước khi đóng nắp capo.

7. Vệ sinh khoang động cơ có thể tự làm tại nhà được không?

Việc vệ sinh khoang động cơ đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và có kiến thức nhất định về cấu tạo động cơ. Nếu tự làm tại nhà, cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, che chắn cẩn thận các thiết bị điện. Tuy nhiên, tốt nhất nên đưa xe tới các gara chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng và an toàn.

8. Khi nào cần đưa xe tới gara để vệ sinh, bảo dưỡng khoang động cơ?

Ngoài việc bảo dưỡng định kỳ, khi động cơ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nóng bất thường, hao dầu, rò rỉ, công suất yếu, khởi động khó, kêu lạ… thì nên đưa xe tới gara để kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng kịp thời, tránh hỏng hóc nghiêm trọng.

9. Thời gian để vệ sinh, bảo dưỡng khoang động cơ xe ô tô mất bao lâu?

Thông thường, việc vệ sinh, bảo dưỡng khoang động cơ xe ô tô mất khoảng 2-3 giờ tùy vào mức độ bẩn và công đoạn cần thực hiện. Nếu có các hư hỏng cần sửa chữa hoặc thay thế chi tiết thì có thể kéo dài thời gian.

10. Chi phí để vệ sinh, bảo dưỡng khoang động cơ ô tô hết bao nhiêu?

Chi phí vệ sinh, bảo dưỡng khoang động cơ ô tô dao động từ 500.000đ – 1.500.000đ tùy vào loại xe và gói dịch vụ. Thông thường một gói vệ sinh, bảo dưỡng cơ bản gồm các hạng mục chính như: làm sạch, kiểm tra các chi tiết, thay lọc gió, lọc dầu, lọc xăng, bảo dưỡng hệ thống đánh lửa, làm sạch bộ chế hòa khí/kim phun…

11. Những lỗi thường gặp của động cơ ô tô do thiếu bảo dưỡng định kỳ là gì?

Nếu không vệ sinh, bảo dưỡng khoang động cơ ô tô định kỳ, một số lỗi thường gặp có thể kể đến như:

  • Động cơ bị quá nhiệt do hệ thống làm mát bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, cặn bã.
  • Rò rỉ dầu do các đường ống, gioăng, phốt bị chai cứng, nứt nẻ.
  • Hệ thống đánh lửa kém, làm động cơ chạy yếu, tốn nhiên liệu.
  • Bộ chế hòa khí/hệ thống phun xăng bị bẩn gây hiện tượng tắt máy, khó nổ.
  • Lọc gió, lọc dầu, lọc xăng bị tắc nghẽn khiến động cơ thiếu khí sạch, dầu bôi trơn và nhiên liệu.

Do đó, việc bảo dưỡng định kỳ rất quan trọng để phát hiện và khắc phục kịp thời các lỗi, đảm bảo động cơ hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ. Bạn có thể xem ngay các lỗi động cơ xe ô tô thường gặp và cách xử lý nhanh, hiệu quả nhất được nhiều chuyên gia chia sẻ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên đề: Blog Tổng Hợp

ĐỂ LẠI LỜI BÌNH

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling, BYD.

 

>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<