Đạp Phanh Ô Tô Hụt Chân, Không Ăn: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục

- Đạp Phanh Ô Tô Hụt Chân, Không Ăn: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục
Ngày cập nhật mới nhất: 13/10/2024

Hệ thống phanh xe ô tô khi hoạt động không hiệu quả sẽ rất nguy hiểm cho những người đang ở trên xe. Trong quá trình sử dụng, việc thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các chi tiết linh phụ kiện liên quan đến bộ phận này là điều cần thiết.

Bài viết này giúp chủ phương tiện dễ dàng tìm ra Nguyên Nhân Đạp Phanh Ô Tô Hụt Chân, Không Ăn & Cách Khắc Phục nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối khi vận hành. Theo dõi ngay nhé.

Nguyên Nhân Đạp Phanh Ô Tô Hụt Chân, Không Ăn

Hệ thống phanh của ô tô được hoạt động bắt đầu từ xi lanh, lực tác động sẽ đẩy pittông di chuyển nén dầu. Quá trình này ép má phanh vào đĩa phanh hoặc guốc phanh vào tang trống sinh ra lực ma sát và kìm bánh quay chậm lại.

Khi sử dụng xe ô tô, nếu đã đạp hết cỡ mà phanh vẫn không ăn thì nguyên nhân dẫn đến chủ yếu do hết má phanh. Tuy nhiên nếu má phanh vẫn còn sử dụng tốt mà xảy ra tình trạng trên thì do những lý do sau đây.

đạp phanh ô tô không ăn
Đạp phanh ô tô không ăn, hụt chân: nguyên nhân & cách khắc phục

Thiếu dầu phanh

Dầu phanh là hỗn hợp có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát và chống ăn mòn, giúp duy trì hoặc gia tăng hiệu quả phanh, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng xe. Lượng dầu phanh bị hao hụt có thể do:

  • Đường ống dẫn dầu phanh bị hở tại một số vị trí liên kết.
  • Đuôi xi lanh bị rò rỉ khi xuất hiện dầu ở vòng đệm xi lanh.

Ngoài ra, quá trình sử dụng xe lâu dài khiến dầu phanh bị lẫn bụi và tạp chất, khi dầu phanh chuyển sang màu nâu là lúc cần thay thế để tăng hiệu quả sử dụng.

Xi lanh phanh chính bị hỏng

Quá trình sử dụng bàn đạp phanh sẽ tác động lực để đẩy dầu phanh tới calipers. Sau thời gian sử dụng lâu dài, gioăng cao su giữ dầu phanh có thể rách, rò rỉ hoặc mòn làm không khí lọt vào xi lanh. Lúc này, hiệu quả phanh giảm nên chủ phương tiện cần kiểm tra và xem xét thay thế.

cách sửa đạp phanh không ăn
Xi lanh phanh chính bị hỏng

Đĩa phanh, tang trống bị đảo

Phanh đĩa nằm ở bánh trước, tang trống lại được trang bị phía sau xe. Khi ổ trục giữ bánh bị lệch sẽ khiến đĩa phanh và tang trống đảo, má phanh bị tụt hẳn vào trong khi xe quay.

Lúc này, dù bàn đạp phanh có chạm xuống sàn thì cũng không tạo đủ áp lực để kích hoạt ma sát ở má phanh.

Bầu trợ lực phanh có vấn đề

Ở giữa bàn đạp phanh và xilanh có bầu trợ lực đảm nhận vai trò khuếch đại lực phanh, giảm bớt lực đạp chân phanh. Khi bầu trợ lực có vấn đề, cảm giác đạp phanh bị nặng hoặc nhẹ hơn làm hiệu quả phanh thấp.

- Đạp Phanh Ô Tô Hụt Chân, Không Ăn: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục

Bầu trợ lực phanh có vấn đề dẫn đến sự thay đổi trong lực đạp phanh, hiệu quả phanh bị giảm

Má phanh bị mòn

Quá trình sử dụng ô tô lâu ngày dẫn đến má phanh bị mòn. Mà má phanh lại là bộ phận quan trọng, bám chặt vào đĩa phanh để tạo lực cản khiến xe quay chậm lại.

Do đó, cần thay thế má phanh mới khi phát hiện ra nguyên nhân làm phanh không ăn là do bộ phận này gây nên.

Có không khí lọt vào trong dây dẫn dầu phanh, xi lanh phanh

Không khí lọt vào dây dẫn dầu hay xi lanh gây tắc nghẽn ống, lúc này dầu không thể dịch chuyển khiến đạp hụt phanh ô tô. Khi gặp vấn đề này, chủ xe nên xả gió theo trình tự từ bánh xe xa xi lanh đến bánh xe gần xi lanh để bàn đạp phanh được cứng lại. Sau đó tiếp tục vận hành để đánh giá hiệu quả phanh và điều chỉnh.

Cách Khắc Phục Đạp Phanh Ô Tô Hụt Chân, Không Ăn

Khi gặp phải hiện tượng đạp phanh ô tô hụt chân, không ăn, chủ phương tiện cần kiểm tra lại các bộ phận liên quan đến phanh xe và đem đến cơ sở bảo dưỡng & bảo trì chuyên nghiệp, có kinh nghiệm xử lý.

- Đạp Phanh Ô Tô Hụt Chân, Không Ăn: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục
Cách khắc phục đạp phanh ô tô hụt chân, không ăn đơn giản nhất

Một số bộ phận liên quan đến hệ thống phanh xe cần kiểm tra thường xuyên:

Dầu phanh: Dầu phanh cần được kiểm tra định kỳ để bổ sung kịp thời khi mức dầu thấp hơn so với quy định hoặc thay thế khi dầu đã chuyển sang màu nâu. Quá trình này chủ xe có thể thực hiện thủ công bằng cách kiểm tra bình dầu phanh ở dưới nắp capo.

  • Khi kiểm tra dầu phanh, không nên mở nắp bình vì không khí có thể lọt vào ảnh hưởng đến chất lượng dầu.
  • 4 loại dầu đạt chuẩn ô tô hiện nay là DOT 3, DOT 4, DOT 5, DOT 5.1.

Kiểm tra má phanh: Má phanh là bộ phận chịu ma sát liên tục nên mức độ mài mòn cao, lâu ngày hiệu quả giảm có thể làm phanh không ăn, bị kêu hoặc đạp phanh bị hụt. Má phanh mòn sẽ khiến đĩa phanh bị nóng.

  • Chuyên gia khuyến cáo nên thay má phanh mới sau 50.000km – 80.000 km.

Kiểm tra đĩa phanh: Đĩa phanh làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nên ngoài bị mài mòn còn có thể biến dạng, cong vênh do tác động của lực.

  • Nếu khi kiểm tra, đĩa phanh bị cong vênh có thể sửa chữa, nắn chỉnh.
  • Còn sau 2 – 3 năm sử dụng nên thay mới để đảm bảo độ an toàn cho người lái.

Kiểm tra linh phụ kiện của xilanh chính: Hệ thống này bao gồm các đường ống mềm và đường ống kim loại cứng.

  • Đường ống kim loại phải kiểm tra cả đường ống cao su chuyển dầu.
  • Đường ống mềm xem xét các chỗ sần sượng vì những chỗ này báo hiệu sẽ dễ bị rò rỉ.

Kiểm tra tang trống: Tang trống sử dụng lâu ngày sẽ bị bẩn hoặc rạn nứt, gãy vỡ hay sứt mẻ. Nếu bị bám bẩn chỉ cần dùng súng hơi vệ sinh. Nếu guốc phanh bị mài mòn hoặc rạn nứt,… thay thế là điều không tránh khỏi.

Toàn bộ quá trình kiểm tra trên cần phải thực hiện theo quy trình, có nâng hạ xe. Do đó, đem xe ô tô đến những cơ sở kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì uy tín xử lý vừa đảm bảo thời gian nhanh chóng, vừa tối ưu hiệu quả và chi phí.

Thanh Phong Auto – Kiểm Tra Bảo Trì & Bảo Dưỡng Xe Ô Tô Chất Lượng Cao, Chuyên Nghiệp Tại HCM

Quá trình sử dụng xe ô tô nếu xảy ra các hiện tượng đạp phanh ô tô không ăn, hụt chân, nên đem đến các trung tâm bảo dưỡng, bảo trì kiểm tra để đảm bảo an toàn về tính mạng.

Có kinh nghiệm lâu năm trong bảo dưỡng, bảo trì xe ô tô, tự tin giải quyết nhanh chóng và tận gốc các vấn đề liên quan, Thanh Phong Auto hiện đang được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu.

Thanh Phong Auto hiện đang quy tụ một đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên giàu năng lực chuyên môn, nhiệt huyết, có tinh thần học hỏi và sẵn sàng phục vụ khách hàng.

- Đạp Phanh Ô Tô Hụt Chân, Không Ăn: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục
Thanh Phong Auto – Gara sửa chữa, bảo dưỡng ô tô uy tín #1 HCM

Lý do nên lựa chọn Thanh Phong Auto là nơi kiểm tra bảo trì & bảo dưỡng xe ô tô bởi:

  • Dịch vụ kiểm tra, bảo trì và bảo dưỡng chuyên nghiệp, nhanh gọn và tận gốc.
  • Các linh phụ kiện thay thế đảm bảo chính hãng với giá cực kỳ tốt.
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn có chuyên môn, am hiểu về từng dịch vụ và hướng dẫn khách hàng tận tình, chu đáo, phù hợp với nhu cầu.
  • Thời gian bảo hành dài hạn.
  • Xe sau sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì được cam kết về kết quả.
  • Báo giá dịch vụ rõ ràng, minh bạch và cạnh tranh. Nói không với tình trạng cò giá, “khống giá”.
  • Sở hữu nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ quá trình kiểm tra – bảo dưỡng – bảo trì được chính xác và nhanh chóng.

Hiện tại, Thanh Phong Auto đang có 2 gara lớn với số lượng nhân viên, máy móc,… đủ phục vụ cho một lượng lớn khách hàng đến sử dụng dịch vụ đồng thời mà không phải chờ đợi quá lâu. Đây là một trong những điểm cộng lớn mà không phải cơ sở nào tại HCM cũng đáp ứng được.

Trên đây là những thông tin Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục Khi Đạp Phanh Ô Tô Hụt Chân, Không Ăn mà chủ sở hữu ô tô nên lưu ý. Việc chủ động nắm bắt lỗi của xe ô tô sẽ giúp khách hàng xử lý đúng vấn đề, tiết kiệm chi phí và đem đến sự an toàn cho bản thân trong quá trình tham gia giao thông.

Nếu cần biết thêm thông tin về dịch vụ, liên hệ đến Thanh Phong Auto để được tư vấn và báo giá kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ LẠI LỜI BÌNH

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling, BYD.

 

>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<