Xe ô tô của bạn thường bị hụt ga, đạp ga không lên? Đây là tình trạng thường gặp, gây ra nhiều phiền toái cho người sử dụng, ảnh hưởng lớn tới sức mạnh vận hành cũng như khả năng tăng tốc vốn có của xe.
Vậy xe ô tô gặp vấn đề này do đâu? Có giải pháp nào để xử lý hay không? Thực tế, việc hụt ga, đạp ga không lên ở ô tô xuất phát từ nhiều nguyên nhân, với từng nguyên nhân cũng có hướng khắc phục. Để hiểu rõ hơn, cùng Thanh Phong Auto theo dõi bài viết.
Xe ô tô bị hụt ga, đạp ga không lên là một hiện tượng khá nguy hiểm, có thể gây ra nhiều rủi ro khi tham gia giao thông. Khi xe bị hụt ga, động cơ sẽ không cung cấp đủ lực cho xe di chuyển, khiến xe bị giảm tốc độ đột ngột. Điều này có thể khiến người lái mất kiểm soát xe, dẫn đến va chạm với các phương tiện khác hoặc vật thể trên đường.
Xe ô tô bị hụt ga, đạp ga không lên thường gây ra các vấn đề:
Để cung cấp đủ năng lượng cho ô tô vận hành trơn tru thì động cơ xe phải có áp suất đủ lớn trong xi lanh, nhằm đảm bảo quá trình đốt cháy nhiên liệu được nhanh, ổn định. Nếu mức áp suất thấp thì ảnh hưởng đến sức mạnh động cơ, khi xe lên dốc hoặc tăng tốc sẽ bị hụt ga, có thể đạp ga không lên.
Cách khắc phục: kiểm tra áp suất trong xi lanh trước khi lái xe, cung cấp đủ áp suất để đảm bảo ô tô vận hành ổn định.
Bộ phận lọc nhiên liệu có vị trí giữa ống dẫn nhiên liệu và kim phun, có chức năng sàng lọc tạp chất, chất bẩn trong nhiên liệu trước khi đưa vào tiêu thụ ở buồng đốt cháy. Trường hợp bộ phận này bị tắc nghẽn, hỏng hóc thì động cơ không được tiếp tế đủ nhiên liệu và gây ra hiện tượng hụt ga, xe đạp ga không lên.
Cách khắc phục: vệ sinh, bảo dưỡng lọc nhiên liệu định kỳ. Nếu đã hỏng hoặc bị rách thì cần thay mới.
>>> Đề xuất tham khảo: Lưu Ý Khi Thay Lọc Xăng Ô Tô
Đường đi của không khí đến buồng đốt có đi qua bộ phận lọc gió. Lọc gió có vai trò sàng lọc bụi bẩn, tạp chất – làm sạch nguồn khí đi vào. Nếu bộ phận này gặp sự cố thì chất bẩn lẫn trong không khí sẽ đi vào động cơ, làm ô tô bị hụt ga, đạp ga không lên.
Cách khắc phục: kiểm tra và thay lọc gió định kỳ để hạn chế không khí bẩn vào buồng đốt, giúp xe duy trì sức mạnh để vận hành trơn tru.
>>> Đề xuất tham khảo: Lưu Ý Khi Thay, Bảo Dưỡng Lọc Gió Xe Ô Tô
Một nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng ô tô hụt ga là khí thải từ quá trình đốt cháy động cơ không thoát ra ngoài được, gây tắc nghẽn và ảnh hưởng đến công suất động cơ. Khí thải tắc nghẽn có thể do ống dẫn khí thải và bộ chuyển đổi xúc tác bị trục trặc.
Cách khắc phục: đưa ô tô đến các đơn vị bảo dưỡng chuyên nghiệp để được kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế bộ chuyển đổi xúc tác, ống dẫn khí thải.
>>> Đề xuất: Cách Đoán Bệnh Của Ô Tô Nhờ Vào Màu Sắc & Mùi Của Khí Thải
Bộ điều khiển điện tử ECU là một bộ vi xử lý đầu não, có nhiệm vụ điều khiển các hoạt động của xe. Nếu ECU gặp vấn đề (do lỗi phần mềm, lỗi phần cứng, hư hỏng cảm biến, hư hỏng dây dẫn, quá tải điện áp,…) thì các hoạt động của động cơ sẽ bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến hiện tượng xe ô tô bị hụt ga, đạp ga không lên.
Cách khắc phục: cần phải kiểm tra xe tại các trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp mới xác định được nguyên nhân khiến ECU gặp vấn đề và cách xử lý hiệu quả.
Lỗi bộ ly hợp (côn xe) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến xe đạp ga không lên, xe bị hụt ga. Bộ ly hợp được thiết kế với công dụng nối trục khuỷu và hệ thống truyền lực. Nếu bộ phận này bị mòn, thiếu dầu bôi trơn hay bị trục trặc thì hệ thống truyền động sẽ không thể vận hành.
Cách khắc phục: cần đem xe đến gara ô tô để thay thế kịp thời.
Hệ thống cảm biến của ô tô thường gồm cảm biến oxy, cảm biến trục cam và cảm biến lưu lượng khí nạp. Các bộ cảm biến truyền thông tin đến ECU để tính toán chính xác mức nhiên liệu, không khí cung cấp cho buồng đốt. Trường hợp bộ cảm biến xảy ra lỗi thì thông tin ECU nhận được có thể bị sai lệch, làm hiệu quả đốt cháy không cao và gây ra hiện tượng hụt ga, xe đạp ga không lên.
Cách khắc phục: đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng kiểm tra cảm biến và thay thế nếu cần.
Dây đai (dây curoa) trục cam là bộ phận quan trọng để liên kết trục khuỷu và bánh đà trục cam giúp chúng hoạt động ăn ý với nhau. Trải qua thời gian dài sử dụng thì dây đai trục cam có thể bị mòn, trơn trượt làm ảnh hưởng hoạt động đồng bộ của trục khuỷu và trục cam, đồng thời giảm hiệu quả quá trình đánh lửa. Tình trạng này cũng có thể là nguyên nhân làm động cơ ô tô vận hành không ổn định, dễ xảy ra hụt ga, đạp ga không lên.
Cách khắc phục: thay dây curoa trục cam, lắp đặt chính xác để đảm bảo sự đồng bộ của trục khuỷu và trục cam.
>>> Đề xuất: Lưu Ý Khi Thay Dây Curoa Xe Oto Để Đảm Bảo Sự An Toàn
Trong động cơ ô tô, bugi ô tô là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với buồng đốt nhiên liệu. Nếu bugi bị bám bẩn có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình khởi động, xe đạp ga không lên, xe dễ bị hụt ga.
Cách khắc phục: cần vệ sinh bugi định kỳ (tại nhà hoặc gara) để đảm bảo ô tô được vận hành tốt nhất.
Có thể thấy rằng, trong hầu hết trường hợp ô tô bị hụt ga, xe đạp ga không lên thì phải đưa xe đi kiểm tra, thay mới bộ phận bị hỏng hoặc bị tắc. Bởi vậy nếu ô tô gặp phải tình trạng này, chủ xe nên đưa xe đến garage chuyên nghiệp để được kiểm tra, xác định đúng nguyên nhân và khắc phục đúng hướng. Tránh để tình trạng này quá lâu ảnh hưởng đến trải nghiệm khi lái xe, gây nguy hiểm khi xe không tăng tốc được như ý.
Mọi vấn đề ô tô của bạn gặp phải, hãy đến với Thanh Phong Auto – trung tâm bảo dưỡng, sửa ô tô uy tín HCM để được kiểm tra, tư vấn, báo giá nhanh chóng. Liên hệ Thanh Phong Auto qua hotline để được phục vụ tận tình!
Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:
*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling, BYD.