4 Bộ Phận Cần Lưu Ý Khi Bảo Dưỡng Xe Ô Tô

- 4 Bộ Phận Cần Lưu Ý Khi Bảo Dưỡng Xe Ô Tô
Ngày cập nhật mới nhất: 03/10/2024

Bảo dưỡng là quy trình vận hành thiết bị thường xuyên, liên tục theo một chu kỳ tương đối cố định. Việc bảo dưỡng thường xuyên giúp bạn phát hiện nhanh chóng những lỗi gặp phải để kịp thời sửa chữa. Trên thực tế, quá trình bảo dưỡng thường khá lâu nên nhiều khi chúng ta hay bỏ sót một vài bộ phận.

Sau đây Thanh Phong Auto xin gửi đến bạn 4 bộ phận cần lưu tâm nhất khi bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên xe ô tô nhé.

1. Bộ phận lốp xe

Bộ phận quyết định trực tiếp đến quá trình vận hành chiếc xe ô tô chính là lốp. Đây là bộ phận người dùng rất dễ quan sát. Vì thế, lốp xe chính là bộ phận cần được kiểm tra đầu tiên.

Lốp là bộ phận quyết định trực tiếp đến quá trình vận hành chiếc xe ô tô chính là lốp
Lốp là bộ phận quyết định trực tiếp đến quá trình vận hành chiếc xe ô tô chính là lốp

Theo các đơn vị sản xuất, lốp xe thường có tuổi thọ tối đa khoảng 4 – 5 năm, tức là thời gian chạy ước tính là từ 6500 đến 8000km là tối đa. Điều này xảy ra trong điều kiện xe vận hành không gặp bất cứ sự cố gì quá lớn và thời tiết ổn định không khắc nghiệt.

Trên thực tế, chất lượng đường sá, thời tiết cùng cách lái xe không phải lúc nào cũng trong tình trạng tốt nhất nên lốp xe rất dễ gặp phải hư hỏng. Thường thì trên bề mặt lốp đều có các rãnh sâu, độ sâu mỗi rảnh tầm 1.6 mm. Đây là độ sâu an toàn tối thiểu của mỗi chiếc lốp, điều này giúp người sử dụng dễ dàng kiểm tra độ mòn của lốp theo định kỳ.

Một lưu ý nhỏ: Khi bạn rà tay trên bánh xe (mép trong và mép ngoài), nếu cảm thấy có gờ nổi không đồng đều hay lốp đã mòn quá gờ thì bạn nên thay lốp mới.

2. Bộ phận má phanh

- 4 Bộ Phận Cần Lưu Ý Khi Bảo Dưỡng Xe Ô Tô

Khi dừng xe, nếu lốp là bộ phận tiếp xúc trực tiếp giữa xe và mặt đường, thì má phanh là bộ phận nối kết, nhận lệnh từ hệ thống động cơ gây hãm lên các lốp xe. Má phanh của xe ô tô khác với xe đạp hay xe máy, chúng đi theo một hệ thống khá phức tạp. Vì vậy việc thay má phanh xe ô tô lại phụ thuộc cách lái xe của tài xế, trọng lượng chiếc xe, trạng thái đĩa phanh và chất lượng má phanh sử dụng.

Để biết khi nào má phanh cần thay, bạn nên thường xuyên vào gara để kiểm tra nhé. Ở một số dòng ô tô, nhà sản xuất đã tích hợp đèn cảnh báo má phanh trên bảng taplo dễ dàng cho người sử dụng. Ngoài ra, ở các loại xe thông thường để biết má phanh đến hạn thay thì có thể nhận biết thông qua âm thanh phát ra từ má phanh.

Khi má phanh mòn, một thanh kim loại gắn với nó sẽ chạm vào đĩa phanh, lúc đó sẽ phát ra âm thanh ken két. Lúc này bạn nên đem đến trung tâm sửa chữa uy tín, chất lượng kiểm tra xem có cần thay ngay không? Đừng đi quá lâu với má phanh có vấn đề nếu bạn không muốn mất thêm tiền vì nó.

> Đề xuất: Lợi ích của việc láng bề mặt đĩa phanh

3. Dầu động cơ xe ô tô

- 4 Bộ Phận Cần Lưu Ý Khi Bảo Dưỡng Xe Ô Tô

Dầu động cơ được xem là chất bôi trơn giúp cho các chi tiết máy bên trong hoạt động một cách trơn tru nhất. Dần dần lâu ngày, khí cháy từ chất nổ theo xi lanh và nhiệt từ các động cơ cùng một số kim loại nhỏ sẽ làm bẩn dầu, dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động. Điều này làm tăng khả năng hư hỏng cho các chi tiết động cơ bên trong.

Theo định kỳ, người dùng nên thay dầu máy động cơ sau 3 tháng sử dụng, tức là đã đi trên quãng đường khoảng 5000km trở lên. Một số động cơ tiết kiệm có thể gia tăng thời gian sử dụng dầu máy lên 8000 đến 10000 km trước khi cần thay mới.

Hiện nay, các loại xe thuộc dòng hạng sang đã được trang bị một hệ thống giám sát hiện đại, hoạt động trên nguyên tắc dựa vào thói quen lái xe và hoạt động của động cơ để xác định thời gian cần thay dầu.

> Đề xuất: Tác hại của việc sử dụng nhớt kém chất lượng

4. Bộ lọc không khí ô tô

- 4 Bộ Phận Cần Lưu Ý Khi Bảo Dưỡng Xe Ô Tô

Với bộ lọc không khí bám nhiều bụi bẩn, lâu dần sẽ gây nên tình trạng tắc nghẽn, khiến động cơ hoạt động nhanh nóng khi không được làm mát liên tục. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên hao phí nhiên liệu, công suất hoạt động của động cơ giảm,…

Theo các nhà sản xuất đưa ra lời khuyên: người sử dụng nên thay mới bộ lọc không khí sau 10.000km trong điều kiện khí hậu và đường xá tốt. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bộ lọc không khí không thể sử dụng được sau khoảng 2000km.

Một số chi tiết xe cũng cần được chú ý đến như: dung dịch làm mát, bạc lót, vòng bi… Chúng đều có vòng đời sử dụng cần thay thế sau một thời gian.

> Đề xuất: Khi nào nên thay bộ lọc khí trên cabin

Trên đây là 4 bộ phận của xe ô tô cần lưu ý hàng đầu khi tiến hành bảo dưỡng. Chúc bạn luôn có một hành trình vui vẻ cùng người thân và gia đình.

Nếu có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị bảo dưỡng, sửa chữa ô tô chất lượng, uy tín thì bạn có thể liên hệ với dịch vụ của Thanh Phong. Thanh Phong Auto chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng tuyệt đối với dịch vụ của mình.

Rate this post

ĐỂ LẠI LỜI BÌNH

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling, BYD.

 

>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<