9+ Bộ Phận Ô Tô Cần Bảo Trì/ Thay Thế Định Kỳ

- 9+ Bộ Phận Ô Tô Cần Bảo Trì/ Thay Thế Định Kỳ
Ngày cập nhật mới nhất: 07/06/2024

Trong quá trình sử dụng và vận hành ô tô, các bộ phận và linh kiện của xe đều trải qua quãng đường và thời gian sử dụng. Để đảm bảo hiệu suất tối đa, an toàn và độ bền của xe, việc bảo trì và thay thế các bộ phận ô tô định kỳ là cần thiết. Các bộ phận này không chỉ đảm nhận vai trò chính trong hoạt động của xe, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và hiệu suất của nó trên đường.

National Institute for Occupational Safety and Health (NIOSH – Viện An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Quốc gia Mỹ): Nghiên cứu của NIOSH vào năm 2018 chỉ ra rằng bảo dưỡng ô tô thường xuyên giúp giảm 10% khí thải độc hại từ xe, góp phần cải thiện chất lượng không khí.

Nhiều người biết được tầm quan trọng của việc thay thế phụ tùng ô tô định kỳ, tuy nhiên có thể họ không biết rằng lần thay thế đó đã đúng với định kỳ hay chưa? Bởi vậy, việc nắm rõ lịch trình thay thế phụ tùng xe ô tô thực sự rất cần thiết. Nếu chưa nắm rõ được những thông tin đó hãy cùng Thanh Phong Auto tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ắc quy

Dù bạn luôn cố gắng giữ gìn sạch sẽ các đầu cực và hệ thống sạc vận hành tốt thì vẫn phải thay ắc quy sau thời gian sử dụng nhất định. Hãy sử dụng đúng loại ắc quy có thông số phù hợp và lắp ráp đúng cách.

Nên mua ắc quy được sản xuất bởi công nghệ hiện đại. Tuy ắc quy này có giá thành cao nhưng đổi lại nó có thời gian sử dụng lâu hơn và vận hành ổn định hơn.

Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay ắc quy? Câu trả lời là nếu không có gì bất thường thì 4 – 5 năm/lần.

Bộ phận trên ô tô cần được bảo trì bảo duonxg thay thế thường xuyên
Ắc quy

Dầu trợ lực lái

Hãy dùng que thăm dầu định kỳ kiểm tra độ sạch và mức dầu lái trợ lực. Nếu bạn nhận thấy lượng dầu tiêu hao quá nhanh và khó quay vô lăng thì cần báo ngay với kỹ thuật viên để kiểm tra và thay dầu mới. Lưu ý, phải sử dụng loại dầu mà nhà sản xuất khuyến nghị.

Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay dầu trợ lực lái? Khi thay dầu máy hãy kiểm tra mức dầu lái trợ lực để biết được cần thay hay chưa.

Dầu trợ lực lái - Nên thay thế dầu trợ lái ô tô thường xuyên
Dầu trợ lực lái

Lọc nhiên liệu

Nếu xe bạn là loại phun nhiên liệu trực tiếp. bộ phận lọc nhiên liệu phải làm việc liên tục để cản chất bẩn làm tắc kim phun. Tuy nhiên, bộ phận này lại ít được tài xế chú ý đến vì nó nằm khuất dưới ca – pô, dưới gầm xe hoặc trong bình nhiên liệu.

Để thay thế bộ phận này không khó nhưng phải làm đúng cách. Đầu tiên cần giảm áp lực hệ thống nhiên liệu đúng kỹ thuật. Sau đó là tháo bộ lọc nhẹ nhàng để không bị phun trào nhiên liệu. Cùng với việc đó là phải tháo lắp ống dẫn nhiên liệu đúng cách để đảm bảo an toàn. Công việc này cần có chuyên môn nên lời khuyên cho bạn là nên mang xe đến trung tâm dịch vụ để kỹ thuật viên thực hiện.

Vậy sử dụng bao lâu thì thay lọc nhiên liệu? Tùy theo mức độ sử dụng xe của bạn. Nếu bạn dùng xe nhiều thì 38.000km/lần. Còn nếu bạn ít sử dụng xe thì có thể 2 năm/lần.

Nên thay thế lọc nhiên liệu thường xuyên
Lọc nhiên liệu

Lọc gió động cơ

Bộ lọc gió động cơ có công dụng làm sạch bụi bẩn, tạp chất trong động cơ và cảm biến khí lưu. Công suất của động cơ và lượng tiêu hao năng lượng sẽ tăng lên nếu bộ lọc gió động cơ bị bẩn.

Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay bộ lọc gió động cơ?Ngoại trừ những trường hợp bất thường thì có thể 6-12 tháng/lần hoặc 19.000 km/lần.

Bào dưỡng Lọc gió động cơ ô tô thường xuyên
Lọc gió động cơ

Dầu hộp số tự động

So với dầu hộp số sàn thì dầu hộp số tự động có vai trò quan trọng hơn và cũng là một chi tiết cần thay thế định kỳ. Dầu hộp số sàn có công dụng làm sạch, bôi trơn, làm mát và truyền lực trong bộ biến mô. Nếu dầu hộp số tự động bị tiêu hao nhiều và quá bẩn thì sẽ làm xe mất công suất trong quá trình vận hành hoặc xe không thể chuyển số.

Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay dầu hộp số tự động? Nếu không có trục trặc gì thì 2 năm/lần hoặc 38.000 km/lần.

Dầu hộp số tự động
Dầu hộp số tự động

Bugi đánh lửa

Là một chi tiết khá nhỏ nên khi bảo dưỡng, bugi đánh lửa dễ bị các chủ xe lãng quên. Bugi làm nhiệm vụ quan trọng là cung cấp tia lửa điện đốt cháy hòa khí ở động cơ xăng. Sau khi sử dụng một thời gian bugi sẽ bị bám bụi và bị mòn dẫn đến đánh lửa kém, làm yếu động cơ và tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.

Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay bugi đánh lửa? Cứ 48.000 – 160.000 km/lần.

Bảo dưỡng bugi ô tô
Bugi đánh lửa ô tô

Dây curoa động cơ và dây curoa cam

Dây curoa động cơ và dây curoa cam được dùng để điều phối hoạt động bên trong và bên ngoài động cơ.

Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay dây curoa? Curoa cam thì 96.500 – 145.000 km/lần, còn curoa động cơ thì 3 năm hoặc 58.000km/lần.

Dây curoa động cơ và dây curoa cam
Dây curoa động cơ và dây curoa cam

Dung dịch nước làm mát

Giữ vai trò quan trọng như làm mát, chống ăn mòn hệ thống làm mát và làm chất chống đông. Nên dung dịch nước làm mát cũng cần được kiểm tra và bổ sung định kỳ. Cần bổ sung đúng chủng loại và tỷ lệ pha nước theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tỷ lệ thường gặp là 50/50.

Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay nước làm mát cho xe? Có thể sau 2 năm sử dụng hoặc 38.000 km/lần.

Dung dịch nước làm mát
Dung dịch nước làm mát

Lốp xe

Nếu lốp xe trong quá trình sử dụng bị mài mòn quá nhiều thì rất dễ bị vật nhọn xuyên thủng hoặc bị nổ lốp gây tai nạn. Vì vậy phải định kỳ đo độ mòn của lốp và nhìn trực tiếp vào độ sâu của hoa lốp để thay lốp kịp thời.

Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay lốp xe? Thường thì 6 -10 năm/lần, nếu địa hình đường xấu thì có thể sớm hơn.

Lốp xe - Bộ phận được bão dưỡng thường xuyên
Lốp xe

Má phanh và dầu phanh

Một chiếc xe ô tô không thể không có phanh hoặc không nên để phanh trục trặc. Vì vậy cần phải kiểm tra để thay má phanh và dầu phanh định kỳ.

Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay má phanh và dầu phanh? Hãy thay má phanh trước khi nó mòn hết cỡ hoặc 38.00km/lần.

Má phanh và dầu phanh
Má phanh và dầu phanh

Cửa, kính chắn gió, cần gạt nước

Hãy thường xuyên kiểm tra cửa sổ, gương, kính chắn gió trên xe và đảm bảo nó luôn sạch sẽ, không bị hỏng.

Cửa, kính chắn gió, cần gạt nước trên ô tô
Cửa, kính chắn gió, cần gạt nước trên ô tô

Hệ thống đèn

Kiểm tra đèn pha trước, đèn hậu, đèn phanh và các loại đèn tín hiệu khác.

Hệ thống đèn trên ô tô cần thay thế định kỳ
Hệ thống đèn trên ô tô cần thay thế định kỳ

Bộ lọc không khí

Với bộ phận này thì chủ xe có thể tự mình vệ sinh, kiểm tra tại nhà với các dụng cụ chuyên dụng.

Nếu bộ lọc không khí bị bẩn sẽ thì động cơ sẽ mất nhiều năng lượng hơn khiến cho quá trình sản sinh công suất kém hiệu quả.

Chăm sóc và bảo dưỡng xe định kỳ sẽ đỡ tốn chi phí của bạn hơn là sửa chữa hỏng hóc. Đồng thời còn giúp xe ô tô của bạn tránh được những trục trặc trên đường đi và chủ động trong việc sửa chữa xe.

Bộ lọc không khí trên ô tô
Bộ lọc không khí trên ô tô

Một số mốc km để bảo dưỡng xe ô tô định kỳ

Dưới đây là các mốc bảo dưỡng bạn cần lưu ý:

  • 5.000km: Thay dầu, kiểm tra, bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, kiểm tra phanh, hệ thống đèn cảnh báo, hệ thống điều hòa và âm thanh, cần số và xiết chặt các loại bu long.
  • 10.000km – 15.000km: Thay dầu động cơ và thay lọc dầu mới, vệ sinh lọc gió, kiểm tra bổ sung nước làm mát, kiểm tra phanh xe, nước rửa kính, dầu trợ lực, lốp xe.
  • 20.000 – 30.000km: Thay dầu động cơ và thay lọc dầu mới, vệ sinh lọc gió động cơ và điều hòa, kiểm tra bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, kiểm tra toàn bộ hệ thống, hệ thống treo, thanh cân bằng, rô tuyn, cao su giảm chấn, đảo lốp, nâng xe kiểm tra, xiết gầm,…
  • Sau 40.000 km: Thay dầu động cơ và thay lọc dầu mới, lọc gió động cơ và thay lọc nhiên liệu, kiểm tra phanh xe, thay má phanh khi mòn, thay bugi, dầu côn, dầu trợ lực lái, dầu phanh, dầu hộp số, thay nước làm mát, bảo dưỡng kim phun, họng hút, súc rửa các te bằng hóa chất chuyên dụng,…
  • Sau 80.000km: Thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra các bộ phận trên. Với những xe sử dụng curoa cam nên thay đai, bi tăng, bi tỳ.

Những câu hỏi thường gặp nhất

1. Tại sao cần phải bảo dưỡng xe ô tô định kỳ?

Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ giúp phát hiện và ngăn ngừa các hư hỏng tiềm ẩn, kéo dài tuổi thọ của xe, đảm bảo an toàn khi vận hành và tiết kiệm chi phí sửa chữa. Bảo dưỡng đúng cách còn giúp xe vận hành trơn tru, ổn định và hiệu quả hơn. Bạn có thể tham khảo thêm các lưu ý khi bảo dưỡng định kỳ xe ô tô đúng cách, an toàn nhất được chia sẻ trên website.

2. Có những hạng mục bảo dưỡng nào cần được ưu tiên?

Các hạng mục bảo dưỡng quan trọng cần ưu tiên gồm:

  • Thay dầu động cơ và lọc dầu
  • Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh
  • Kiểm tra áp suất và độ mòn lốp
  • Kiểm tra và bổ sung các loại dung dịch như nước làm mát, dầu trợ lực lái, nước rửa kính
  • Kiểm tra và vệ sinh các bộ lọc như lọc gió, lọc nhiên liệu, lọc điều hòa
  • Kiểm tra hệ thống đèn, gạt mưa, còi

3. Nếu lỡ bỏ qua một kỳ bảo dưỡng thì có sao không?

Bỏ qua bảo dưỡng định kỳ có thể khiến các chi tiết trên xe nhanh xuống cấp, mài mòn, gây hư hỏng nghiêm trọng hơn. Điều này dẫn tới tốn kém hơn cho việc sửa chữa sau này, thậm chí ảnh hưởng tới độ an toàn khi vận hành. Do đó, không nên bỏ qua các kỳ bảo dưỡng theo lịch trình.

4. Có cần thiết phải bảo dưỡng xe tại các garage chính hãng không?

Bảo dưỡng tại garage chính hãng đảm bảo chất lượng phụ tùng thay thế và trình độ kỹ thuật của nhân viên. Tuy nhiên, chi phí có thể cao hơn so với các garage tư nhân. Quan trọng là chọn địa điểm bảo dưỡng uy tín, sử dụng phụ tùng chính hãng hoặc đạt chuẩn chất lượng.

5. Có cách nào để kéo dài thời gian giữa các lần bảo dưỡng?

Một số cách giúp kéo dài khoảng thời gian giữa các lần bảo dưỡng:

  • Sử dụng nhiên liệu chất lượng cao
  • Không để động cơ chạy không tải quá lâu
  • Chạy xe đúng cách, tránh tăng tốc và phanh gấp
  • Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra các chi tiết
  • Sử dụng phụ tùng chính hãng hoặc đạt tiêu chuẩn

6. Nếu xe ít sử dụng thì có cần bảo dưỡng theo đúng định kỳ km không?

Ngay cả khi xe ít sử dụng, việc bảo dưỡng định kỳ vẫn rất quan trọng. Các chi tiết trên xe vẫn có thể bị lão hóa theo thời gian. Nên bảo dưỡng theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc ít nhất mỗi 6-12 tháng nếu ít sử dụng xe.

7. Làm thế nào để biết chính xác khi nào cần bảo dưỡng xe?

Cách tốt nhất là dựa theo sổ bảo hành và khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra, trên xe thường có các đèn báo nhắc nhở bảo dưỡng định kỳ. Lưu ý ghi chép lại số km và thời điểm bảo dưỡng gần nhất để theo dõi.

8. Có cần thiết phải rửa khoang máy định kỳ không?

Rửa khoang máy định kỳ giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ thải tích tụ, giúp làm mát động cơ tốt hơn và dễ dàng phát hiện các rò rỉ, hư hỏng. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách, tránh làm hỏng các cảm biến và chi tiết điện. Nên rửa khoang máy mỗi 6-12 tháng hoặc 10.000-20.000km.

9. Sau khi bảo dưỡng xe xong cần lưu ý những gì?

Những điều cần lưu ý sau khi bảo dưỡng xe:

  • Kiểm tra kỹ hóa đơn, phiếu sửa chữa, đối chiếu với báo giá
  • Yêu cầu ghi rõ các hạng mục đã bảo dưỡng, thay thế
  • Kiểm tra các chức năng, hiện tượng bất thường của xe đã được khắc phục
  • Lấy lại đầy đủ giấy tờ, đồ đạc cá nhân
  • Lưu giữ hóa đơn, phiếu bảo dưỡng để theo dõi
  • Lên lịch cho kỳ bảo dưỡng tiếp theo

10. Bảo dưỡng xe thường mất bao lâu?

Thời gian bảo dưỡng phụ thuộc vào số lượng và mức độ của các hạng mục. Thông thường, một lần bảo dưỡng định kỳ dao động từ 1-5 tiếng tùy theo gói dịch vụ. Với các gói bảo dưỡng đơn giản như thay nhớt có thể chỉ mất khoảng 30-60 phút. Nếu có các công việc phức tạp hơn như đại tu động cơ có thể mất vài ngày.

11. Nên bảo dưỡng phụ tùng chính hãng hay phụ tùng thay thế?

Phụ tùng chính hãng đảm bảo chất lượng và khả năng tương thích tốt nhất, tuy nhiên giá thành thường cao hơn. Phụ tùng thay thế của các thương hiệu uy tín vẫn có thể đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng với chi phí hợp lý hơn. Quan trọng là cân nhắc giữa chất lượng và giá thành, chọn phụ tùng đạt tiêu chuẩn.

5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ LẠI LỜI BÌNH

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling, BYD.

 

>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<