7 Điều Cần Biết Về Xéc Măng Ô Tô

Tìm Hiểu Về Xéc Măng Ô Tô

Xéc Măng (Piston Ring) là chi tiết nhỏ nhưng lại đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến vận hành của động cơ ô tô. Trong bài viết này, Thanh Phong Auto xin chia sẻ một số vấn đề về Xéc Măng ô tô. Hãy theo dõi để sử dụng ô tô một cách hiệu quả, an toàn và duy trì tuổi thọ của xe.

Xéc Măng Ô Tô Là Gì
Thiết Bị Xéc Măng Trên Ô Tô

Chức năng của xéc măng

  • Đảm bảo nén khí giữa thành xilanh và piston.
  • Tạo màng dầu để có thể bôi trơn xilanh.
  • Giúp nhiệt từ piston có thể truyền đến xilanh.
  • Ngăn cản piston gõ vào thành của xilanh.

Vật liệu nào tạo thành xéc măng?

Xéc Măng ô tô có thể được tạo thành từ khá nhiều các loại vật liệu. Cụ thể là hợp kim của crom, vonfram, molypden, niken, gang,… Nhưng hợp kim gang là chất liệu được sử dụng phổ biến nhất bởi:

  • Trong gang có chứa Graphit giúp bôi trơn mặt ma sát dễ dàng.
  • Vết xước ở chỗ ma sát với thành xilanh sẽ mờ dần khi làm việc.
  • Bền, ổn định trong điều kiện nhiệt độ cao.
Xéc Măng Được Làm Bằng Chất Liệu Gì
Xéc Măng Tạo Thành Từ Những Vật Liệu Có Thể Hoạt Động Trong Môi Trường Có Nhiệt Độ Cao

Vì sao xéc măng khí lại có nhiều kiểu tiết diện?

Xéc Măng được thiết kế với nhiều kiểu tiết diện như: hình chữ nhật, hình thang,… Sự khác nhau về kiểu tiết diện của Xéc Măng sẽ mang đến những vai trò nhất định khi ô tô vận hành.

  • Tiết diện kiểu hình chữ nhật: có diện tích tiếp xúc lên vách của xilanh lớn, giảm áp suất ấn lên vách xilanh nên được ráp vào rãnh thứ nhất của piston để giảm sự mài mòn ở miệng xéc măng.
  • Tiết diện kiểu hình thang: hạn chế được trường hợp Xéc Măng bị bó kẹt do dính muội than.

Cách phân biệt xéc măng khí số 1 & 2

Xéc Măng khí số 1 thường làm bằng vật liệu có cơ tính tốt, chịu nhiệt tốt và chống ăn mòn hóa học cao như Crom bởi tính chất thường xuyên tiếp xúc với khí cháy trực tiếp. Thả Xéc Măng 1 và 2 xuống đất ở cùng độ cao thì Xéc Măng 2 sẽ chạm đất sau Xéc Măng 1.

Cách Nhận Biết Các Loại Xéc Măng
Phân Biệt Xéc Măng Số 1 Và Xéc Măng Số 2

Xéc măng làm việc trong môi trường thế nào?

Môi trường làm việc của Xéc Măng khá khắc nghiệt, chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi khiến Xéc Măng dễ gặp phải các vấn đề hư hỏng như:

  • Xéc Măng dễ bị muội than bám vào làm bó kẹt.
  • Khi nhiệt độ của động cơ tăng, nếu không được thay nước hay dầu kịp thời thì Xéc Măng có thể bị nứt hoặc gãy.
  • Chịu nhiều tác động ma sát.
  • Lực va đập lớn.

Nguyên lý hoạt động của xéc măng

Xéc Măng luôn có xu hướng bung ra, ôm sát vào thành của xilanh do đàn hồi. Khi động cơ vận hành, Xéc Măng sẽ liên tục di chuyển lên xuống, cọ xát ở trong thành xilanh và rãnh Xéc Măng. Điều này làm đường kính của xilanh rộng hơn, bề dày bị mỏng lại.

  • Trong kỳ hút: Xéc Măng di chuyển lên trên, nằm sát cạnh trên của rãnh.
  • Trong kỳ xả và nén: Xéc Măng đi xuống dưới và nằm ở cạnh dưới của rãnh.
  • Trong kỳ nổ: Xéc Măng đi xuống sát với cạnh dưới của rãnh dưới tác động của áp suất khí nén. Sau đó khí nén đi vào khoảng trống trên Xéc Măng rồi đi ra sau lưng để đẩy Xéc Măng ép sát vào thành xilanh. Xéc Măng khi đó sẽ bung ra tối đa để tăng độ kín cho buồng đốt.
Dấu Hiệu Cho Thấy Xéc Măng Ô Tô Bị Hỏng
Thay Thế Xéc Măng

Dấu hiệu xéc măng bị hư hỏng

  • Khi xe chạy xả ra nhiều khí thải: khí thải có thể màu nâu hoặc trắng do dầu máy bị tràn vào trong buồng đốt.
  • Dầu bôi trơn nhanh hao: dầu bôi trơn bị hao nhanh xảy ra khi Xéc Măng dầu bị mòn, làm dầu bôi trơn đi lên buồng đốt và bị đốt cháy.
  • Động cơ yếu khi tăng tốc: Xéc Măng mòn làm giảm áp suất nén của động cơ, khiến động cơ bị yếu khi tăng tốc.

Vừa rồi là những chia sẻ của Thanh Phong Auto về Xéc Măng ô tô. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích đối với bạn. Mọi thắc mắc về Xéc Măng ô tô cũng như cách chăm sóc ô tô hiệu quả, hãy liên hệ với Thanh Phong Auto qua hotline 0934 222 763 để được giải đáp cụ thể.

Video hướng dẫn thay thế Xéc Măng Ô Tô:

5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ LẠI LỜI BÌNH

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Báo Giá Dịch Vụ Tại Thanh Phong Auto:

*Các dòng xe mà chúng tôi có thợ chuyên: Mercedes, BMW, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Kia, Daewoo, Hyundai,Ford, Nissan, Volkswagen, Porsche, Chevrolet, Rand Rover, Innova, Fortuner, Vios, Fiat, Bugatti, Ferrari, Bentley, Hummer, Chrysler, Dodge, Renault, Cadillac, Volvo, Subaru, Daihatsu, Ssangyong, Roll-Royce, Peugeot, Smart Fortwo, Tobe M’car, Luxgen, Zotye, Haima, Geely, Baic, Hongqi, Cmc, Mini Cooper, Buick, Opel, Acura, Aston Martin, Vinfast, TQ Wuling.

 

>> Lịch thời gian bảo dưỡng và các cấp bảo dưỡng xe ôtô (Áp dụng đối với các dòng xe không có đèn nhắc bảo dưỡng định kỳ) <<